Phương án xử lý, phòng chống ngộ độc thực phẩm trong nhà trường năm học 2022-2023

Thứ hai - 19/09/2022 23:42
UBND HUYỆN THANH OAI
TRƯỜNG MN MỸ HƯNG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 71/PA-YT-MNMH                   Mỹ Hưng, ngày 05 tháng 8 năm 2022

PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ
 Phòng chống ngộ độc thực phẩm cho trẻ trong trường mầm non Mỹ Hưng
Năm học 2022 - 2023
 
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH VỀ CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM CỦA NHÀ TRƯỜNG:       
1. Mục đích:
          - Nhằm bảo đảm cho an toàn cho học sinh, tổ chức tốt việc xử lý sơ cứu ngộ độc ban đầu và tổ chức chuyển viện kịp thời.
           - Ngăn ngừa việc lo lắng bất an của gia đình sẽ gây hoảng loạn, có những hành động không kiểm soát được, gây mất trật tự, an ninh, tạo điều kiện kẻ gian trà trộn vào vào nhà trường.
           - Thông qua việc lập phương án chuyển viện khẩn cấp và quản lý học sinh khi có ngộ độc thực phẩm trong trường học để xác định rõ những điểm nguy hiểm, qua đó đặt ra những tình huống cần xử lý khi có ngộ độc thực phẩm để bố trí lực lượng, phương tiện chuyển viện khẩn cấp và quản lý học sinh, tổ chức huấn luyện diễn tập, chủ động xử lý kịp thời, hiệu quả.
           - Phương án chuyển viện khẩn cấp phải được định kỳ diễn tập để thuần thục cách xử lý các tình huống.
2. Yêu cầu:
            - Thông tin, báo cáo kịp thời: Báo cáo tình hình ngộ độc cho quản lý các cấp để có biện pháp huy động bố trí lực lượng, phương tiện xử lý kịp thời, hiệu quả.
           - Xử lý tốt sơ cấp cứu tại trường.
            - Xử lý chuyển viện khẩn cấp: Huy động phương tiện để chuyển ngay những học sinh bị nhiễm độc nặng đến bệnh viện gần nhất.
           - Xử lý duy trì, ổn định nề nếp hoạt động của nhà trường.
            - Nắm chắc danh sách học sinh: Nhưng học sinh có mặt tại trường, học sinh bị ngộ độc chuyển đến từng bệnh viện. Cung cấp thông tin chính xác kịp thời cho gia đình học sinh về con em họ.
           - Hỗ trợ việc tổ chức điều tra của các cơ quan có chức năng.
II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CỦA TRƯỜNG:
1. Vị trí của trường:
             Vị trí của Khu Trung Tâm: Thôn Phượng Mỹ - Xã Mỹ Hưng - Huyện Thanh Oai, TP Hà Nội cách trạm Y tế xã Mỹ Hưng khoảng 200m.
             Vị trí của Khu Quảng Minh: Thôn Quảng Minh - Xã Mỹ Hưng - Huyện Thanh Oai, TP Hà Nội cách trạm Y tế xã khoảng 1.000m..
2. Thời điểm, dấu hiệu ngộ độc có nguy cơ cao:
             - Thời gian có thể xảy ra ngộ độc: Sau khi ăn trưa, trong giờ ngủ của trẻ, sau bữa ăn phụ. Từ 11giờ 00 đến 15 giờ 30.
             - Dấu hiệu bị ngộ độc thực phẩm cần báo động: Triệu chứng xảy ra đột ngột đau bụng, ói mửa, nhức đầu, hoa mắt, tiêu chảy sau khi ăn.
3. Bệnh viện - Trạm y tế xã gần trường:
             - Trạm y tế xã: Địa chỉ Thôn Phượng Mỹ, điện thoại cấp cứu: 0989.494962.
             - Bệnh viện Huyện Thanh Oai: địa chỉ Thị Trấn Kim Bài - Thanh Oai, điện thoại cấp cứu:..........................
4. Nơi tiếp nhận trẻ ngộ độc trong trường:
4.1. Phòng y tế:
       - Có 2 tủ thuốc, 01 giường bệnh, xô, thau và các dụng cụ về y tế.
            - Xử lý được những trường hợp xảy ra ngộ độc với số lượng từ 2 trẻ .
4.2. Phòng Âm nhạc:
            - Diện tích: 70 m2 nằm ở Khu Trung tâm của trường, diện tích rộng, tiếp nhận số lượng học sinh ngộ độc trên 10 trẻ.   
5. Số điện thọai cần liên hệ khi có sự cố ngộ độc:
5.1. Số điện thọai nội bộ trường:
          - Hiệu trưởng - Nhữ Thị Thủy:  0984.330871 - 0392.679971.
          - Phó Hiệu trưởng PT công tác ND: - Đào Thị Thúy: 0974.502179           
          - Phó Hiệu trưởng PT công tác GD - Nguyễn Thị Mai: 0987.746384
5.2. Số điện thọai các đơn vị chức năng:
          - Trạm y tế xã - Nguyễn Thị Luận: 0973498738.
          - Công an xã Mỹ Hưng: 0968.372486
          - Trung tâm Y tế dự phòng Huyện Thanh Oai: 0982.558990
          - Phòng Y tế Huyện Thanh Oai: 0913.010691
III. PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ TÌNH HUỐNG CÓ NGỘ ĐỘC TRONG TRƯỜNG:
1. Giả định tình huống xảy ra với mức độ cao nhất: Có số lượng trẻ bị ngộ độc nhiều trên 40 em, bị nhiễm ngộ độc nặng trên 25 trẻ cần chuyển viện.
2. Dự kiến những vấn đề phát sinh khi có học sinh bị ngộ độc trong nhà trường:
          - Khi một vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra trong nhà trường thường có nhiều học sinh bị ngộ độc và sẽ làm tâm lý lây lan ảnh hưởng đến nhiều học sinh khác.
          - Nếu không có biện pháp cách ly sớm sẽ xảy ra hiện tượng lây lan và khó phát hiện giữa các em bị nhiễm ngộ độc để có xử lý kịp thời; nhà trường sẽ phải tổ chức đưa tất cả các em vào bệnh viện để cấp cứu, dẫn đến quá tải tại bệnh viện, số lượng học sinh cần khám điều trị quá đông, gây ra tâm lý bất an chung khi phải chờ được khám. Trong khi đó, nếu học sinh bị nhiễm nặng không phát hiện sớm, không được cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến nguy hiểm tính mạng.
          - Khi có thông tin về học sinh bị ngộ độc, nhiều gia đình học sinh sẽ đến trường gây ra tình trạng hỗn loạn do bức xúc vì cho rằng quản lý của nhà trường yếu kém, để xảy ra hiện tượng ngộ độc, sẽ có hành động cực đoan với nhà trường. Gia đình của học sinh nôn nóng tự chở trẻ đi đến bệnh viện, hay hoang mang lo lắng do không biết con em mình đã được chuyển đến bệnh viện nào. Có hiện tượng tràn ngập người vào bệnh viện để chăm sóc theo dõi hoặc tìm con em đang được điều trị.
          - Nhà trường, một mặt lo xử lý học sinh bị ngộ độc, mặt khác phải tiếp tục tổ chức quản lý, nhanh chóng ổn định để duy trì hoạt động đảm bảo việc giảng dạy, giữ an toàn, theo dõi, xem xét tình hình với số học sinh còn lại. Nhà trường còn phải làm việc với các cơ quan chức năng nhằm điều tra, xem xét việc xảy ra ngộ độc như cơ quan y tế về phòng dịch, điều tra công an, các cấp thẩm quyền
IV. PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ TÌNH HUỐNG CÓ NGỘ ĐỘC TRONG TRƯỜNG:
1. Nhiệm vụ quản lý học sinh của nhà trường khi có ngộ độc xảy ra:
          Vấn đề đặt ra cho nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường lúc này là:
          - Tổ chức tốt việc xử lý sơ cứu ngộ độc ban đầu cho học sinh và tổ chức chuyển viện kịp thời.
          - Tổ chức duy trì hoạt động chung, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn trong nhà trường: Ngăn ngừa việc lo lắng bất an của gia đình sẽ gây hoảng loạn, có những hành động không kiểm soát được, gây mất trật tự, an ninh, tạo điều kiện kẻ gian trà trộn vào vào nhà trường.
          - Duy trì hoạt động bình thường hàng ngày của nhà trường, chăm sóc, quản lý số học sinh còn ở lại trường.
2. Phân công lực lượng và phương tiện cấp cứu tại chỗ:
2.1. Phân công lực lượng:
2.1.1. Điều hành chung: Hiệu trưởng - điều hành các lực lượng của nhà trường phối hợp tốt với các đơn vị chức năng. Theo dõi và ghi nhận những báo cáo thông tin từ các cá nhân có liên quan.
2.1.2. Xử lý sơ cấp cứu tại trường, lập danh sách học sinh bị ngộ độc:
- Đồng chí: Nguyễn Thị Mai - Phó hiệu trưởng
- Đồng chí: Đào Thị Thúy - Phó Hiệu trưởng
- Đồng chí: Lê Thị Giang - Nhân viên Y tế
- Đồng chí Đào Thị Hằng - Kế toán
- Đồng chí Phạm Thị Hương - Tổ trưởng chuyên môn khối mẫu giáo.
- Đồng chí Nguyễn Thị Thúy - Tổ trưởng Trung Tâm.
- Đồng chí Phạm Thị Duyên - Tổ phó Trung Tâm.
- Đồng chí Nguyễn Thị Hằng - Tổ trưởng khu Quảng Minh.
- Đồng chí Tạ Thị Thanh Dung - Tổ phó khu Quảng Minh.
          + Theo dõi những trẻ bị mệt đưa xuống phòng y tế để xử lý. Lập danh sách trẻ bị ngộ độc, xử lý sơ cấp cứu.
          + Phối hợp với y, bác sĩ được tăng cường để sơ cấp cứu, phân loại trẻ bị nhiễm nặng, nhẹ để có tổ chức chuyển viện.
+ Phân công nhân viên trường đi theo xe chở trẻ chuyển viện.
           + Ghi nhận tình hình, báo cáo cho hiệu trưởng và phối hợp tốt cung cấp danh sách trẻ ngộ độc, trẻ chuyển viện cho bộ phận bảo vệ, bộ phận trực thông tin để kịp thời thông báo đến cha mẹ học sinh và các cơ quan chức năng.
2.1.3. Trực đưa học sinh chuyển viện cấp cứu: 
          + Trạm y tế xã.
          + Trung tâm y tế dự phòng.
          + Bệnh viện Huyện Thanh Oai.
          + Các nơi khác.
2.1.4. Trực thông tin - Theo dõi tình hình học sinh trên lớp:
 + Đồng chí: Đào Thị Thúy - Phó Hiệu trưởng, có nhiệm vụ trực điện thoại.
           + Báo đến các đơn vi, cơ quan có chức năng về tình hình xảy ra ngộ độc: Như Phòng giáo dục và Đào tạo, Trạm Y tế xã Mỹ Hưng,  Bệnh viện Huyện Thanh Oai , Công an xã Mỹ Hưng, UBND xã Mỹ Hưng.
           + Nhận thông tin các học sinh đã được chuyển viện.
           + Thông tin đến các lực lượng của nhà trường, nhằm phối hợp tốt với các đơn vị chức năng.
2.1.5. Tổ bảo vệ trực theo dõi tình hình an ninh trật tự toàn trường:
             - Đồng chí Hoàng Văn Tiến - Bảo vệ.
             - Đồng chí Nguyễn Trung Tín - Bảo vệ.  
2.1.6. Lập biên bản giao nhận lưu mẫu thực phẩm:
            - Đồng chí Lê Thị Quỳnh: Tổ trưởng Tổ nuôi dưỡng
            - Chịu trách nhiệm cùng với Phòng Y tế và Trung tâm Y tế dự phòng xem xét lại quy trình nấu ăn của nhà bếp, ký giao nhận mẫu thức ăn lưu nghiệm.
2.1.7.  Theo dõi quản lý học sinh bị ngộ độc và học sinh còn ở lại lớp:
 -  Đồng chí: Đào Thị Thuý - Phó Hiệu trưởng.
 - Đồng chí Nguyễn Thị Mai - Phó Hiệu trưởng CM và giáo viên của các lớp.
           + Theo dõi những biểu hiện của học sinh bị mệt đưa các em xuống ngay phòng y tế để kịp thời xử lý .
          + Ổn định tình hình học sinh các lớp, quản lý tình hình, nế nếp chung nhà trường.
V. PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC XỬ LÝ CỤ THỂ:
1. Báo động và xử lý sơ cứu học sinh bị ngộ độc thực phẩm tại trường:
 
Nội dung công việc Địa điểm Người phụ trách Yêu cầu
Chuyển học sinh xuống phòng Y tế Phòng Y tế Giáo viên lớp - Ghi nhận sổ kiểm diện các trẻ của lớp được đưa xuống phòng Y tế.


Xử lý sơ cấp cứu:


Phòng Y tế


Lê Thị Giang
(NV Y tế)
- Tiếp nhận và ghi vào sổ những trẻ đang sơ cứu, tình hình sức khoẻ ban đầu khi xuống phòng y tế.
- Tổ chức sơ cấp cứu theo nghiệp vụ, phân loại mức độ nhiễm nặng hay nhẹ.

Báo động có ngộ độc thực phẩm trong nhà trường:


Phòng Y tế

Lê Thị Giang
(NV Y tế)
- Báo cho Hiệu trưởng và xin tăng cường hỗ trợ cấp cứu khi có dấu hiệu trẻ bị ngộ độc nặng, số lượng từ 3 trẻ trở lên.
Chuẩn bị thực hiện phương án giữ an ninh trật tự, chuyển viện cho học sinh
Văn phòng
Đào Thị Thuý
(P.Hiệu trưởng)
- Phát lệnh báo có ngộ độc thực phẩm trong toàn trường và thực hiện phương án xử lý đã xây dựng.

Thông tin đến cơ sở y tế và các cấp có thẩm quyền:


Văn phòng

Nguyễn Thị Mai (P.Hiệu trưởng)
Đào Thị Hằng (NV Kế toán)
Gọi điện đến các cơ quan theo thẩm quyền theo thứ tự khẩn cấp:
- Trạm Y tế xã
- TT Y tế dự phòng
- Bệnh viện huyện Thanh Oai
- Các nơi khác.
Tăng cường nhân sự hỗ trợ sơ cấp cứu tại Phòng Y tế
Phòng Âm nhạc
- Đào Thị Thuý (Phó Hiệu trưởng)
- Lê Thị Quỳnh (TT Tổ nuôi)
- Nguyễn Thị Thúy (TT khu T.Tâm)
- Điều hành chung việc sơ cứu tại chỗ
- Tiếp  nhận và ghi vào sổ những trẻ đang sơ cứu, tình hình sức khoẻ ban đầu khi xuống phòng y tế.
- Hỗ trợ chăm sóc học sinh
- Dọn dẹp vệ sinh chung
Tăng cường nhân sự hỗ trợ giữ an ninh trong trường.
Phòng Bảo vệ
- Hoàng Văn Tiến (Bảo vệ)
- Nguyễn Trung Tín (Bảo vệ)
- Gọi điện đến các cơ quan  thẩm quyền theo thứ tự khẩn cấp:
- Công an xã.
- Công an Huyện.
2. Tổ chức chuyển viện cho trẻ bị ngộ độc nặng:
 
Nội dung công việc, địa điểm người phụ trách yêu cầu
Địa điểm

Người phụ trách

Yêu cầu


Phân loại trẻ bị ngộ độc:


Phòng Âm nhạc

Nguyễn Thị Mai (Phó Hiệu trưởng) và giáo viên.
- Kết hợp với bác sĩ Trạm Y tế xã, lập danh sách phân loại trẻ bị ngộ độc nặng cần được chuyển viện (theo từng đợt, tại từng bệnh viện).
 Tổ chức chuyển viện
Phòng Y tế
Lê Thị Giang  (NV Y tế) - Trẻ bị ngộ độc nặng.
 Lập danh sách trẻ chuyển viện và thông báo đến phụ huynh Nhân viên văn phòng.
Hiệu trưởng
- Nhữ Thị Thủy (Hiệu trưởng)
- Nguyễn Thị Tố Hương (NVPV)
- Nguyễn Thị Hằng (GV)
- Lập danh sách trẻ được chuyển viện
- Dán danh sách học sinh đã được chuyển viện ngoài cổng trường
3. Tổ chức duy trì hoạt động chung, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn trong nhà
trường:
 
Nội dung công việc Địa điểm Người phụ trách Yêu cầu


Chốt chặn cổng trường


Cổng trường


- Hoàng Văn Tiến (Bảo vệ)
 
- Phối hợp với công an, dân quân giữ trật tự, không để gia đình trẻ, người không có nhiệm vụ vào trường.
- Trực bảo vệ phải có danh sách trẻ chuyển viện để kịp thời thông báo, giải thích các cha mẹ học sinh bên ngoài muốn có thông tin các trẻ  bị ngộ độc.
chốt chặn cổng sau Cổng phụ - Nguyễn Trung Tín (Bảo vệ) Giữ trật tự, không để gia đình trẻ vào trường,

Phân công hỗ trợ tại các bệnh viện

Các bệnh viện nơi có trẻ cấp cứu

BGH, NVYT và các giáo viên
- Chăm sóc học sinh, hỗ trợ nhân viên Y tế, khám và nắm thông tin sức khoẻ của từng học sinh báo cho nhân viên của trường tại bệnh viện.
4. Tổ chức duy trì hoạt động hàng ngày của nhà trường:
 
Nội dung công việc Địa điểm Người phụ trách Yêu cầu
Ổn định tại các lớp học và tổ chức duy trì hoạt động hàng ngày của lớp
Các lớp học

Giáo viên đang trực dạy lớp
- Giữ trật tự, không để người lạ vào lớp.
- Tiếp tục theo dõi học sinh trên lớp có dấu hiệu ngộ độc cho chuyển xuống lớp.
- Tổ chức quản lý lớp học theo lịch công tác. Ổn định tâm lý các trẻ ở lại lớp.


Theo dõi trẻ đang được điều trị tại bệnh viện:


Tại các bệnh viện
 


BGH, GV và phụ huynh
- Phụ trách chung việc quản lý  học sinh tại các bệnh viện: nắm chắc danh sách, tình hình diễn biến sức khoẻ của các trẻ. - Theo dõi trẻ nằm ở phòng cấp cứu và được đưa lên các khoa  để điều trị.
- Trực tiếp đến xử lý tại bệnh viện có trẻ bị nhiễm nặng.
- Báo cáo tình hình trẻ tại bệnh việc cho các bên liên quan.
Đưa các trẻ được điều trị từ bệnh viện về trường Tại các bệnh viện
 
Giáo viên, nhân viên và phụ huynh - Đưa các trẻ đã đỡ được điều trị từ bệnh viện về trường



5. Tiếp tục theo dõi tình hình sức khỏe học sinh:
            Tiếp tục theo dõi trẻ còn đang nằm điều trị tại bệnh viện, Ban giám hiệu phải phân công  thay phiên nhau thường trực tại bệnh viện cho đến khi tất cả các trẻ cấp cứu ổn định sức khoẻ và được đưa về nhà.
           Trên đây là phương án xử lý phòng chống ngộ độc thực phẩm cho trẻ trong trường mầm non Mỹ Hưng năm học 2022 - 2023. Ban giám hiệu nhà trường yêu cầu CB,GV,NV toàn trường thực hiện nghiêm túc phương án trên./.

 
Nơi nhận:
- PGD&ĐT Thanh Oai (để b/c);
- Phòng YT,TTYT Huyện T.Oai (để b/c);
- CB,GV,NV toàn trường (để t/h);
- Lưu VP./.
HIỆU TRƯỞNG




Nhữ Thị Thuỷ

 

Tác giả: Nhữ Thị Thuỷ

Nguồn tin: Công tác y tế học đường:

Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://nukeviet.vn là vi phạm bản quyền

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây