Báo cáo KQ thực hiện công tác phòng chống tai nạn thương tích năm 2021-2022

Thứ ba - 05/07/2022 10:52
 
 
 
 
UBND HUYỆN THANH OAI
TRƯỜNG MN MỸ HƯNG
Số: 41/BC-MNMH
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
               Mỹ Hưng, ngày 04 tháng 7 năm 2022
  
BÁO CÁO KẾT QUẢ
Thực hiện công tác phòng chống tai nạn thương tích
Xây dựng trường học an toàn năm học 2021 - 2022

           Thực hiện Công văn số 1264/UBND-LĐTBXH ngày 01/7/2022 của UBND huyện Thanh Oai về việc chuẩn bị nội dung phục vụ đoà kiểm tra của TP về thực hiện chương trình phòng chống TNTT trẻ em.
Căn cứ Thông tư 13/2010/BGDĐT ngày 15/4/2010 về việc Ban hành quy định về phòng, chống tai nạn, thương tích trong cơ sở GDMN của Bộ GD&ĐT; Quyết định số 150/QĐ-MNMH ngày 25/8/2021 của trường MN Mỹ Hưng về việc kiện toàn BCĐ phòng chống tai nạn thương tích và xây dựng trường học an toàn năm học 2021 - 2022; Kế hoạch số 152/KH-MNMH ngày 25/8/2022  về công tác phòng chống tai nạn thương tích và xây dựng trường học an toàn năm học 2021 - 2022 trong trường MN Mỹ Hưng.
Trường MN Mỹ Hưng báo cáo kết quả thực hiện về công tác phòng chống tai nạn thương tích và xây dựng trường học an toàn năm học 2021 - 2022 của nhà trường như sau:
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:
1. Thuận lợi:
- Trường mầm non Mỹ Hưng luôn nhận được sự quan tâm của UBND huyện Thanh Oai, sự chỉ đạo sát sao của Phòng GD&ĐT Thanh Oai, sự quan tâm tạo điều kiện và giúp đỡ của Đảng ủy, HĐND, UBND xã, các ban ngành đoàn thể trong xã, đặc biệt là sự phối hợp nhiệt tình của các bậc phụ huynh trong toàn trường về công tác CS,ND và GD trẻ.
- Cán bộ GV,NV trong trường luôn được tập huấn cung cấp các kiến thức cơ bản về các yếu tố nguy cơ và cách phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ.
- Cơ sở vật chất của nhà trường được đầu tư đảm bảo an toàn cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi, nhà trường đã tạo được môi trường làm việc và học tập an toàn, thân thiện và lành mạnh cho toàn thể CB,GV,NV và học sinh trong toàn trường.
- CB,GV,NV trong trường luôn thực hiện tốt Quy chế nuôi dạy trẻ, đảm bảo các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho các cháu, quan tâm tới trẻ , đặc biệt là trong thời gian trẻ nghỉ dịch Covid-19 ở nhà đã làm tốt công tác phối hợp với PH để CS&GD, đảm bảo an toàn cho trẻ.
- Trong thời gian dài nghỉ dịch Covid-19 ở nhà, nhà trường luôn đón nhận sự phối hợp nhiệt tình của phụ huynh trong trường về công tác CS&GD trẻ ở tại nhà đặc biệt là công tác phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ.
2. Khó khăn:
- Trường có 2 điểm trường, điểm lẻ khu Quảng Minh diện tích đất chật chội, các phòng học hẹp, công trình phụ, nhà vệ sinh đang bị xuống cấp nặng, do vậy đã gặp nhiều khó khăn cho công tác quản lý, chỉ đạo.
- Do tình hình diễn biến của dịch Covid-19 phức tạp, trẻ nghỉ học ở nhà phòng dịch trong khoảng thời gian dài (từ tháng 9 đến 12/4/2022), nên đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc phối hợp chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ cho nhà trường và cho đội ngũ GV.
II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN:
1. Về công tác tổ chức, chỉ đạo:
- Ngay từ đầu năm học, BGH nhà trường đã thực hiện rà soát, củng cố và nâng cao chất lượng điều hành, năng lực chỉ đạo triển khai các hoạt động PCTNTT của BCĐ và các nhóm lớp trong nhà trường.
- Quyết định số 150/QĐ-MNMH ngày 25/8/2021 về việc Kiện toàn Ban chỉ đạo phòng chống tai nạn thương tích và xây dựng trường học an toàn năm học 2021 - 2022 gồm các đ/c có tên sau:
TT Họ và tên Chức vụ Nhiệm vụ phân công
1 Nhữ Thị Thủy Hiệu trưởng Trưởng ban
2 Nguyễn Thị Mai Phó Hiệu trưởng Phó ban thường trực
3 Nguyễn Văn Lâm Trạm trưởng trạm y tế Phó ban
4 Đào Thị Thúy Phó Hiệu trưởng Thành viên
5 Lê Thị Giang NV Y tế Thành viên
6 Nguyễn Thị Thúy TT khu Trung Tâm Thành viên
7 Phạm Thị Hương TT Tổ giáo dục Thành viên
8 Nguyễn Thị Hằng TT khu Quảng Minh Thành viên
9 Nguyễn Thị Hường TT Tổ nuôi dưỡng Thành viên
10 Nguyễn Văn Hiệp Hội trưởng hội PH Thành viên
- Thực hiện phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong Ban chỉ đạo theo Văn bản số 151/PCNV-YTHĐ-MNMH ngày 25/8/2021 và xây dựng Kế hoạch số 152/KH-MNMH ngày 25/8/2021 về thực hiện công tác phòng chống tai nạn thương tích và xây dựng trường học an toàn năm học 2021 - 2022
            - Ban chỉ đạo nhà trường đã xây dựng kế hoạch cụ thể, cung cấp tài liệu sách báo, tranh ảnh phục vụ cho công tác tập huấn, tuyên truyền và giáo dục.
          - Chỉ đạo bồi dưỡng, hướng dẫn cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và phụ huynh cách phòng chống tai nạn thương tích và XD trường học an toàn cho trẻ trong và ngoài nhà trường.
          - Chỉ đạo nhân viên Y tế thường xuyên cập nhật và theo dõi các vụ TNTT đã xảy ra đối với trẻ trong nhà trường để kịp thời xử lý, chấn chỉnh và rút kinh nghiệm trong nhà trường. Bổ sung và hoàn thiện danh mục thuốc, trang thiết bị y tế, dụng cụ, sổ sách, danh mục thuốc, tranh tuyên truyền phác đồ điều trị, cấp cứu các bệnh thông thường tại phòng y tế và các lớp theo qui định.
- Thường xuyên đôn đốc việc kiểm tra các khu vực sân chơi, nơi trẻ tham gia học thể dục, hoạt động vui chơi ngoài trời luôn an toàn, tránh để xảy ra thương tích và tai nạn cho học sinh
- Chú trọng tới nguồn kinh phí hỗ trợ cho việc thực hiện triển khai trang bị đầy đủ khăn, cốc, bát, thìa đảm bảo thẩm mỹ, thực hiện giặt khăn bằng máy, hấp khăn, sấy bát vào tủ đảm bảo vệ sinh cao, riêng cho từng cháu. Bổ sung cửa lưới chống côn trùng tại khu vực ra vào của bếp.
2. Công tác bồi dưỡng, tập huấn, giáo dục và tuyên truyền:
           - Nhà trường đã thực hiện duy trì đẩy mạnh việc lồng ghép các nội dung phòng chống TNTT, xây dựng trường học an toàn vào các hoạt động hàng ngày của trẻ ở mọi lúc mọi nơi.
          - Chỉ đạo đội ngũ GV,NV trong trường thực hiện phối hợp tốt giữa gia đình, nhà trường và toàn xã hội trong việc giáo dục cho trẻ biết giữ gìn và bảo vệ môi trường, tích cực tham gia công tác phòng chống dịch covid-19, dịch sốt suất huyết, phòng chống TNTT, xây dựng trường học an toàn, thân thiện.
          - Trong thời gian trẻ nghỉ dịch Covid-19 ở nhà, BGH nhà trường đã thực hiện và tổ chức tốt các buổi tập huấn trực tuyến trên phần mềm Zoom, để bồi dưỡng cho CB,GV,NV nắm vững được những kiến thức cơ bản về các yếu tố, nguy cơ và cách phòng chống tai nạn thương tích, để giáo viên phối hợp tốt với PH CS&GD trẻ ở tại gia đình trong thời gian trẻ nghỉ dịch ở nhà. Nhà trường đã tập trung triển khai BD cho đội ngũ chuyên đề sau:
          + Giáo dục nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo, chống xâm phạm nhân phẩm và thân thể của các cháu.
          + Giáo dục cho các cháu biết sống thân thiện, hòa nhập với cộng đồng, đoàn kết với bạn bè, vui vẻ, tự tin trong các hoạt động.
          + Giáo dục về luật ATGT, phòng chống đuối nước, cháy nổ, điện giật…
          + Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn về công tác phòng chống dịch Covid-19, dịch sốt xuất huyết, công tác vệ sinh dinh dưỡng và ATTP trong nhà trường.
          + Tăng cường việc GD cho trẻ các kỹ năng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe, bảo vệ và ứng phó với những tình huống bất thường do thiên tai gây ra (Mưa úng, bão lụt, sấm sét…). Cung cấp kịp thời cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh và các cháu các kiến thức cơ bản trong việc thực hành các tình huống.
          + Phối hợp với trạm y tế xã hướng dẫn sơ, cấp cứu một số TNTT thường gặp trong nhà trường.
          + Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, lồng ghép nội dung phòng chống TNTT với tuần lễ Quốc gia về an toàn vệ sinh trong lao động, phòng chống cháy nổ, tháng an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn giao thông với các hình thức tuyên truyền phong phú và đạt hiệu quả cao.
3. Về công tác đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất, tinh thần cho trẻ:
Nhà trường đã thực hiện nghiêm túc Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ quy định về môi trường GD an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường; Chỉ thị số 993/CT-BGDĐT ngày 12/4/2019 của  Bộ GDĐT về tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực học đường trong cơ sở GD và Thông tư số 13/2010/TT-BGDĐT ngày 15/4/2010 xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích trong cơ sở GDMN; Công văn chỉ đạo của Phòng GDĐT Thanh Oai về việc đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn trường học, giáo dục an toàn giao thông năm học 2021 - 2022. Xây dựng phương án đảm bảo an toàn và phấn đấu trong năm học không để xảy ra tai nạn, thương tích cho trẻ. Tiếp tục thực hiện Nghị định số 79/2014/NĐ-CP, ngày 31/7/2014 cuả Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy.
- 100% trẻ được đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần, trong nhà trường không có bạo lực, được đảm bảo tuyệt đối về VSDD&ATTP, được kiểm tra sức khoẻ, đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng biểu đồ tăng trưởng và được bảo đảm các yêu cầu, điều kiện về trang thiết bị trong công tác phòng chống các dịch bệnh, đặc biệt là dịch Covid-19 trong nhà trường.
          - 100% GV nghiêm túc thực hiện tốt QCCS trẻ, được tập huấn kỹ năng, biện pháp, cách sơ cứu ban đầu để đảm bảo an toàn, phòng chống TNTT cho trẻ, như: Hóc, sặc, bỏng, điện giật, đuối nước, ngã…và GDATGT trong nhà trường. Thường xuyên khảo sát các nguy cơ tai nạn thương tích cho trẻ để có biện pháp phòng tránh hợp lý, không để xảy ra tai nạn thương tích trong nhà trường.
- Đã thực hiện phối hợp với Trạm y tế xã Mỹ Hưng thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch bệnh, triển khai công tác y tế trường học. Duy trì việc đo thân nhiệt cho phụ huynh và học sinh trong giờ đón, trả trẻ hàng ngày để phòng chống dịch Covid-19. Chỉ đạo nhân viên y tế có trách nhiệm bồi dưỡng cho đội ngũ GV các kỹ năng sơ cứu ban đầu cho trẻ. Thường xuyên kiểm tra tủ thuốc của nhà trường để thay thế thuốc đã quá hạn sử dụng và bổ sung đầy đủ dụng cụ, đồ dùng y tế, cơ số thuốc theo quy định. Các lớp nghiêm túc duy trì việc sử dụng sổ nhật ký đón và trả trẻ hàng ngày theo quy định trong thời gian trẻ được đến trường học trực tiếp tháng 4&5.
4. Thực hiện việc XD trường học an toàn, phòng chống TNTT:
- Nhà trường đã thực hiện nghiêm túc thông tư 13/2010/TT-BGDĐT ngày 15/4/2010 về ban hành quy định XD trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích trong trường MN. Thành lập Ban chỉ đạo công tác y tế trường học,  xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch phòng, chống tai nạn thương tích của nhà trường. Có cán bộ chuyên trách về công tác y tế trường học, được tập huấn để thực hiện tốt các hoạt động sơ cứu, cấp cứu tai nạn thương tích. Giáo viên, nhân viên trong trường được cung cấp những kiến thức cơ bản về các yếu tố nguy cơ và cách phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ.
- Đã chỉ đạo GV,NV thường xuyên quan tâm đến việc phối kết hợp với PH đảm bảo AT tuyệt đối cho trẻ trong thời gian trẻ nghỉ dịch ở nhà. Do vậy đã giảm được các yếu tố nguy cơ gây thương tích cho trẻ khi nghỉ dịch ở nhà và trong nhà trường. Cụ thể trong năm học toàn trường không có trường hợp trẻ bị tử vong hay bị thương tích nặng phải nằm viện do tai nạn, thương tích xảy ra tại gia đình và trong nhà trường.
- Nhà trường đã xây dựng các biện pháp phòng, chống tai nạn thương tích dưới các hình thức như: tuyên truyền, giáo dục can thiệp, khắc phục, giảm thiểu nguy cơ gây tai nạn thương tích như:
+ Truyền thông giáo dục nâng cao nhận thức về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích bằng nhiều hình thức như băng rôn, áp phích, khẩu hiệu; Tổ chức thực hiện các hoạt động can thiệp, giảm nguy cơ gây tai nạn, thương tích; Cải tạo môi trường chăm sóc, nuôi, dạy an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích.
+ Kiểm tra, phát hiện và khắc phục các nguy cơ gây thương tích, tập trung ưu tiên các loại thương tích thường gặp do: ngã, vật sắc nhọn đâm, cắt, đuối nước, tai nạn giao thông, bỏng, điện giật, ngộ độc;
+ Huy động sự tham gia của CB,GV,NV, phụ huynh của trẻ và cộng đồng, cùng tham gia phát hiện và báo cáo kịp thời các nguy cơ gây tai nạn, thương tích, để có các biện pháp phòng, chống tai nạn, thương tích tại cơ sở;
+ Nâng cao năng lực cho cán bộ, giáo viên trong toàn trường về các nội dung phòng, chống tai nạn thương tích;
+ Có phòng Y tế, tủ thuốc và các dụng cụ sơ cấp cứu theo quy định;
+ Có quy định về phát hiện và xử lý tai nạn, đồng thời có phương án khắc phục các yếu tố nguy cơ gây tai nạn và có phương án dự phòng xử lý tai nạn thương tích.
+ Chỉ đạo nhân viên Y tế thiết lập hệ thống ghi chép, theo dõi, giám sát và báo cáo xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích.
+ Đã thực hiện tự đánh giá quá trình triển khai và kết quả hoạt động XD trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích để đề nghị cấp trên công nhận “Trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích” trong năm học.
5. Thực hiện mô hình phòng, chống TNTT, tuyên truyền, giáo dục can thiệp, khắc phục, giảm thiểu nguy cơ gây tai nạn thương tích và chống xâm hại, bạo lực học đường cho trẻ:
Để thực hiện được mô hình này, trước hết nhà trường đã thường xuyên tổ chức tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cho CBGV,NV và phụ huynh về xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích, chống xâm hại, bạo lực học đường bằng nhiều hình thức như tờ rơi, băng rôn, áp phích, khẩu hiệu, góc tuyên truyền phụ huynh…
- Chỉ đạo GV thực hiện lồng ghép nội dung giáo dục phòng chống TNTT, xây dựng trường học an toàn, chống xâm hại, bạo lực học đường ở mọi lúc mọi nơi và trong các hoạt động của nhà trường .
- Thực hiện phối hợp với gia đình trẻ, chính quyền địa phương, công an, các cơ quan thông tin đại chúng và Ban đại diện hội cha mẹ học sinh trong việc tuyên truyền một số biện pháp phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống tai nạn thương tích, chống xâm hại, bạo lực học đường cho trẻ mầm non.
- Chỉ đạo GV thường xuyên phối kết hợp chặt chẽ cùng phụ huynh nắm bắt tình hình sức khoẻ của trẻ tại gia đình, để có biện pháp phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống xâm hại, bạo lực học đường cho trẻ kịp thời và hiệu quả.
- Nhà trường thường  xuyên củng cố cơ sở vật chất, phòng học cho trẻ để đảm bảo diện tích, cửa ra vào có chấn song lan can, nền nhà khô ráo thoáng mát vệ sinh. Hệ thống điện nước an toàn phù hợp. Nhà vệ sinh liên hoàn sạch sẽ. Tường rào bao quanh, cổng trường đẹp thực hiện ra vào đóng mở đúng quy định. Không có hàng quà bánh bán rong ngoài cổng trường. Có đầy đủ các trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ giảng dạy theo quy định của Thông tư 01 của Bộ GD&ĐT Thường xuyên kiểm tra tu sửa đảm bảo an toàn cho trẻ sử dụng.
- Có bếp ăn đảm bảo vệ sinh ngăn nắp ATTP, sử dụng nguồn nước sạch, thực hiện quy trình bếp 1 chiều. Hệ thống đun ga an toàn, hợp đồng thực phẩm rõ nguồn gốc, do vậy trong năm học toàn trường không có trường hợp nào trẻ xảy ra tình trạng ngộ độc thức ăn ở cả gia đình trẻ và ở trong nhà trường.
- Thực hiện xử lý chất thải và nước thải đúng quy định. Nhân viên nấu ăn được khám sức khoẻ định kỳ thường xuyên hàng năm.
- Có sân chơi an toàn đảm bảo diện tích có cây xanh bóng mát, hệ thống đồ chơi ngoài trời đa dạng phong phú thường xuyên tu sửa bảo dưỡng an toàn.
- Thực hiện tham mưu với chính quyền địa phương về công tác khảo sát nguy cơ TNTT trong và ngoài nhà trường. Phân tích, xác định rõ nguyên nhân dẫn đến các tai nạn thương tích, từ đó bổ sung các biện pháp phòng chống TNTT có hiệu quả.
- Chủ động giám sát, phát hiện và có biện pháp khắc phục các nguy cơ gây TNTT, không để xảy ra tai nạn nghiêm trọng trong nhà trường. Chủ động xây dựng phương án thoát hiểm đảm bảo an toàn cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và các cháu khi có thiên tai, hỏa hoạn xảy ra…., cần xử lý nhanh chóng, kịp thời đúng quy định khi có TNTT xảy ra.
III. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG TNTT, XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC AN TOÀN CHO TRẺ NĂM HỌC 2022 - 2023:
- Trẻ đến trường được đảm bảo an toàn tuyệt đối. Không để xảy ra tai nạn thương tích trong trường.
- Tăng cường các biện pháp hỗ trợ cho đội ngũ GV,NV phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, đỏi mới hình thức và phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục vệ sinh, chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an toàn cho trẻ trong trong mầm non.
- Tiếp tục phát động các phong trào thi đua, sáng tạo thực hiện nghiêm túc công tác phòng chống tai nạn thương tích trong nhà trường.
- Tiếp tục cải tạo cơ sở vật chất, mua sắm  đồ dùng, thiết bị trong lớp học, các khu vực trong trường đảm bảo khoa học, gọn gàng, vệ sinh, thuận tiện khi sử dụng và an toàn cho trẻ.
- Chỉ đạo nghiêm túc các quy định, nguyên tắc, nội dung đảm bảo an toàn về thể chất và tinh thần cho trẻ.
- Củng cố công tác y tế học đường  trong trường học.
- Đánh giá, rút kinh nghiệm sau mỗi đượt kiểm tra.
          Trên đây là báo cáo kết quả thực hiện công tác phòng chống tai nạn thương tích và XD trường học an toàn của trường mầm non Mỹ Hưng năm học 2021 - 2022. Nhà trường rất mong được nhận sự quan tâm chỉ đạo, đánh giá của cấp trên để năm học mới 2022 - 2023 nhà trường sẽ thực hiện được tốt hơn./.
 
Nơi nhận:
- Phòng GD&ĐT Thanh Oai (để b/c);
- Lưu VP./.
T/M NHÀ TRƯỜNG
Hiệu trưởng



Nhữ Thị Thủy

 

Tác giả: Nhữ Thị Thuỷ

Nguồn tin: Công tác y tế học đường:

Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://nukeviet.vn là vi phạm bản quyền

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây