Kế hoạch xây dựng trường học hạnh phúc năm học 2022-2023
Chủ nhật - 18/09/2022 11:42
UBND HUYỆN THANH OAI
TRƯỜNG MN MỸ HƯNG
Số: 141/QĐ-MNMH |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Mỹ Hưng, ngày 31 tháng 8 năm 2022 |
QUYẾT ĐỊNH
Thành lập Ban chỉ đạo xây dựng “Trường học hạnh phúc”
Năm học 2022 - 2023
HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG MẦM NON MỸ HƯNG
Căn cứ Điều lệ trường mầm non;
Căn cứ Công văn số 687/GD&ĐT-LĐLĐ ngày 27/10/2020 của Phòng GD&ĐT Thanh Oai-LĐLĐ huyện Thanh Oai về việc hướng dẫn tổ chức, tham gia XD trường học hạnh phúc;
Căn cứ Kế hoạch số 138/KH-MNMH ngày 31/8/2022 Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2022 - 2023 và tình hình thực tế trường MN Mỹ Hưng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Thành lập BCĐ xây dựng “Trường học hạnh phúc” năm học 2022 - 2023, gồm:
- Trưởng ban: Đ/c Nhữ Thị Thủy - Hiệu trưởng - phụ trách chung và tiêu chí 3.
- Phó Trưởng ban: Đ/c Nguyễn Thị Mai - PHT, Chủ tịch CĐ-phụ trách tiêu chí 3
- Các ủy viên:
+ Đ/c Đào Thị Thúy - Phó Hiệu trưởng - Phụ trách tiêu chí 1.
+ Đ/c Phạm Thị Hương - TT tổ 4+5T - Phụ trách tiêu chí 2.
+ Đ/c Phạm Thị Như Ngọc - Bí thư Chi đoàn TN - Tổ chức thực hiện tiêu chí 1.
+ Đ/c Hoàng Thị Thi - PCTCĐ - Tổ chức thực hiện tiêu chí 1- 2.
+ Đ/c Nguyễn Thị Thúy - TT khu Trung Tâm - Tổ chức thực hiện tiêu chí 2.
+ Đ/c Phạm Thị Duyên - TP khu Trung Tâm - Tổ chức thực hiện tiêu chí 2.
+ Đ/c Nguyễn Thị Hằng - TT khu Q.Minh - Tổ chức thực hiện tiêu chí 2.
+ Đ/c Tạ Thị Thanh Dung - TP khu Q.Minh - Tổ chức thực hiện tiêu chí 2.
+ Đ/c Kiều Thị Hằng - PT khối 5T - Tổ chức thực hiện tiêu chí 1,2.
+ Đ/c Nguyễn Thị Anh - PT khối 3T - Tổ chức thực hiện tiêu chí 1.
+ Đ/c Trịnh Thị Thu Hương - PT khối NT - Tổ chức thực hiện tiêu chí 3.
+ Đ/c Lê Thị Bình - PT khối NT - Tổ chức thực hiện tiêu chí 3.
+ Ông Nguyễn Tiến Hiệp - Trưởng BĐD CMHS - phối hợp thực hiện tiêu chí 3.
Điều 2: Ban chỉ đạo xây dựng “Trường học hạnh phúc” có trách nhiệm xây dựng Kế hoạch, tổ chức thực hiện các nội dung phối hợp giữa Công đoàn với chính quyền tham gia xây “Trường học hạnh phúc” năm học 2022 - 2023.
Điều 3: Các đồng chí có tên ở Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Lưu VT./. |
HIỆU TRƯỞNG
|
UBND HUYỆN THANH OAI
TRƯỜNG MN MỸ HƯNG
Số: 142/QĐ-MNMH |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Mỹ Hưng, ngày 31 tháng 8 năm 2022 |
KẾ HOẠCH
Xây dựng “Trường học hạnh phúc”
Năm học 2022 - 2023
Căn cứ Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT ngày 12/4/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Quy định quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên; thực hiện Kế hoạch số 08/KHLT-CĐN ngày 2/5/2019 của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội và Công đoàn Giáo dục Hà Nội về việc triển khai nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo, người lao động đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; Công văn số 101/CĐGD ngày 21/11/2019 của Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội hướng dẫn Công đoàn phối hợp với chính quyền các cấp tổ chức và tham gia xây dựng trường học hạnh phúc; Công văn số 687/GD&ĐT-LĐLĐ ngày 27/10/2020 của Phòng GD&ĐT Thanh Oai - LĐLĐ Huyện Thanh Oai về việc hướng dẫn tổ chức và tham gia xây dựng trường học hạnh phúc;
Căn cứ Kế hoạch số 138/KH-MNMH ngày 31/8/2022 Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2022 - 2023 và tình hình thực tế trường MN Mỹ Hưng.
Trường mầm non Mỹ Hưng xây dựng Kế hoạch xây dựng “Trường học hạnh phúc” năm học 2021 - 2022 như sau:
I. MỤC TIÊU:
- Góp phần tạo sự chuyển biến căn bản trong nhận thức và hành động về đạo đức, năng lực ứng xử sư phạm của đội ngũ CB,GV,NV và học sinh, hướng tới xây dựng “Trường học hạnh phúc” không chỉ là nơi cung cấp và đáp ứng các nhu cầu giáo dục, mà phải là nơi tạo ra hạnh phúc góp phần tạo nên một xã hội hạnh phúc để có thể tăng trưởng và phát triển bền vững trong nhà trường.
- Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, ngăn ngừa, đấu tranh với các hành vi thiếu chuẩn mực đạo đức trong đội ngũ CB,GV, NV, HS hoặc các hành vi làm tổn thương đến danh dự, nhân phẩm đội ngũ CB,GV, NV và HS.
- Giúp CB, GV, NV nhận thức đầy đủ, đúng đắn về tầm quan trọng trong việc tạo dựng, duy trì nhà trường mà ở đó có học sinh, CB,GV,NV được yêu thương, tôn trọng, được an toàn, được hiểu và được có giá trị.
- Giúp Công đoàn nhà trường chủ động trong tổ chức và biết cách tham gia với chuyên môn, các đoàn thể khác trong nhà trường, hướng dẫn và tạo điều kiện cho CB, GV, NV thực hiện các nội dung xây dựng “Trường học hạnh phúc” phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương.
II. NÔI DUNG XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC HẠNH PHÚC:
1. Tiêu chí 1: Về môi trường nhà trường và phát triển cá nhân
a. Nội dung chỉ báo:
- Tăng cường tổ chức các hoạt động giao lưu văn nghệ, TDTT, trò chơi dân gian giữa các lớp, các hoạt động giáo dục kỹ năng sống (phòng ngừa và ứng phó với hiện tượng bắt nạt, bạo lực học đường..) để tăng cường sức khỏe thể chất và tinh thần cho học sinh. CB,GV,NV khi học tập và tham gia các hoạt động GD do nhà trường tổ chức tuyệt đối không để xảy ra tình trạng vi phạm đạo đức nhà giáo và bạo lực học đường.
- Tăng cường công tác tham mưu với cấp trên để xây dựng môi trường giáo dục tại các phòng làm việc, bếp ăn, phòng Nghệ thuật, phòng thể chất, khu vui chơi theo quy định và đảm bảo an toàn, phòng chống tai nạn thương tích.
- Phối hợp với phụ huynh tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục và phát huy mọi nguồn lực để tạo dựng khung cảnh sư phạm thêm sáng, thoáng, xanh, sạch, đẹp, thân thiện và cởi mở.
- Xây dựng bộ Quy tắc ứng xử, phổ biến đến toàn thể CB,GV,NV; phối hợp với Công đoàn tổ chức tốt các chuyên đề về Quy tắc ứng xử, đạo đức nhà giáo để duy trì bầu không khí học tập, làm việc ấm áp và thân thiện; tất cả mọi thành viên trong nhà trường đều được yêu thương, được tôn trọng, được hiểu, được có giá trị và được đảm bảo an toàn.
- CB,GV, NV thường xuyên sử dụng các biện pháp quản lý, giáo dục kỷ luật tích cực. Chú trọng phát huy vai trò của công tác tư vấn học đường.
- Tăng cường công tác kiểm tra quy trình chế biến thực phẩm của bếp ăn bán trú, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo dinh dưỡng tốt cho học sinh.
- Tạo cơ hội để mỗi học sinh và mỗi CB,GV,NV trong trường đều được phát triển tối đa tiềm năng của bản thân, không ai bị bỏ lại, không ai bị lãng quên; tất cả đều thay đổi để phù hợp và tiến bộ.
- Phối kết hợp với Công đoàn và Ban thanh tra nhân dân thực hiện và giám sát thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, đảm bảo công bằng, công khai và minh bạch, xây dựng khối đoàn kết nội bộ.
b. Chỉ tiêu phấn đấu:
- Trong trường không có hiện tượng bắt nạt, bạo lực học đường.
- 100% CB,GV,NV và học sinh thực hiện tốt những quy định của nhà trường về nề nếp kỷ cương và kỷ luật của nhà trường.
- 100% học sinh tham gia các hoạt động tại trường, nhằm phát triển toàn diện về các mặt và năng lực cá nhân.
- 100% học sinh có hoàn cảnh đặc biệt (về tinh thần, sức khỏe, kinh tế) đều được quan tâm, chia sẻ, động viên và hỗ trợ.
- 100% các lớp học đảm bảo sáng, xanh, sạch đẹp, đảm bảo an toàn, không có tai nạn thương tích.
- 100% học sinh đều thích được đến lớp, thích được đi học.
2. Tiêu chí 2: Về dạy và học.
a. Nội dung chỉ báo:
- Trong mọi hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ CB,GV,NV phải làm gương cho học sinh và chú trọng phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm và phương pháp nêu gương.
- Thực hiện phân công nhiệm vụ cho học sinh và CB,GV,NV một cách công bằng, hợp lý, phù hợp với điều kiện và khả năng của bản thân.
- Mọi hoạt động liên quan đến các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, liên quan đến công tác quản lý chỉ đạo đều được bàn bạc, cởi mở, lắng nghe, thấu hiểu và đối thoại tích cực.
- Thay đổi, sáng tạo nội dung sinh hoạt chuyên môn; động viên, khuyến khích cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn, rèn luyện tác phong sư phạm để giáo viên có nhiều kiến thức mới hữu ích, hấp dẫn và lôi cuốn học sinh.
- Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học tạo hứng thú, phù hợp, thấu hiểu và chấp nhận sự khác biệt tâm lý, thể chất, hoàn cảnh của mỗi học sinh.
- Tạo nhiều cơ hội cho học sinh và CB,GV,NV được phản hổi, sáng tạo và gắn kết; được chủ động thể hiện quan điểm, ý tưởng, thói quen làm việc nhóm và hợp tác.
- Tạo điều kiện tốt nhất để CB,GV,NV và học sinh có cơ hội phát triển, thể hiện và khẳng định năng lực, giá trị bản thân. Tổ chức các cuộc thi trong GV,NV và học sinh để tạo sân chơi và cơ hội ghi nhận những năng lực đó.
- Thành lập, duy trì các nhóm Nhà giáo cùng nhau phát triển ngay từ các tổ CM để có thể hỗ trợ nhau khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Tổ chức các hoạt động ngoại khóa để tăng cường các mối quan hệ, giao lưu, tăng cường thể lực và nuôi dưỡng cảm xúc tích cực. Khuyến khích giáo viên tổ chức các hoạt động trải nghiệm, giao lưu tại các lớp, các khối và nhà trường.
- Khắc phục triệt để cách quản lý và tương tác mang tính áp đặt, gây căng thẳng cho học sinh và CB,GV,NV trong nhà trường.
- CB,GV, NV tự chăm sóc bản thân về sức khỏe tâm lý và thể chất, tự trang bị cho mình và thực hành được các giá trị sống, kỹ năng sống phù hợp với đạo đức, nhân cách nhà giáo trong môi trường giáo dục.
b. Chỉ tiêu phấn đấu:
- 100% học sinh trong trường được chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo theo phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm và phương pháp nêu gương, được đối xử công bằng, hợp lý, phù hợp với điều kiện và khả năng của bản thân.
- 100% giáo viên tích cực xây dựng môi trường học tập cho trẻ, cán bộ, GV,NV tự chăm sóc sức khoẻ tâm lý và thể chất, tự trang bị cho bản thân các giá trị sống, kỹ năng sống phù hợp với đạo đức, nhân cách nhà giáo trong môi trường giáo dục.
- 100% CB,GV,NV thực hiện tốt quan điểm “Nhà giáo hỗ trợ cùng nhau phát triển” để chia sẻ, khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên được bồi dưỡng về nhận thức, chuyên môn nghiệp vụ chăm sóc, giáo dục trẻ, thực hiện Chương trình Giáo dục mầm non theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm phù hợp điều kiện của trường, lớp và địa phương.
- Bảo đảm 100% trẻ trong trường đều được tạo cơ hội học tập qua chơi và bằng nhiều cách khác nhau phù hợp với nhu cầu, hứng thú và khả năng của bản thân trẻ.
- 100% học sinh trong trường được tham gia các hoạt động ngoại khóa, để tăng cường các mối quan hệ, giao lưu, tăng cường thể lực và nuôi dưỡng cảm xúc tích cực, thông qua các hoạt động trải nghiệm, giao lưu tại các lớp, các khối và nhà trường.
- Khắc phục triệt để cách quản lý và tương tác mang tính áp đặt, gây căng thẳng cho học sinh và CB,GV,NV trong nhà trường.
- Xây dựng được 04 nhóm Nhà giáo cùng nhau phát triển, để có thể hỗ trợ nhau khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
3. Tiêu chí 3: Về các mối quan hệ trong và ngoài trường
a. Nội dung chỉ báo:
- CB,GV,NV làm gương cho học sinh trong các mối quan hệ, trong tương tác, giao tiếp và đối thoại.
- Quản lý cảm xúc tiêu cực trong đối thoại, tương tác, giao tiếp và làm việc với HS, CMHS và CB,GV,NV.
- Học sinh và CB,GV,NV hợp tác, chia sẻ, hỗ trợ lẫn nhau trong các nhiệm vụ được giao.
- Chia sẻ, động viên, hỗ trợ và giúp đỡ những học sinh và GV,NV có hoàn cảnh khó khăn bằng cách tặng quà, thăm hỏi v.v.
- Quan tâm đến đời sống tinh thần, thấu hiểu tâm tư nguyện vọng của CB,GV,NV và học sinh, cùng nhau chia sẻ vui buồn, để cùng nhau XD một ngôi trường hạnh phúc.
- Học tập, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, thường xuyên rèn luyện đạo đức, tác phong, kỹ năng làm việc chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu công việc một cách tốt nhất.
- Các CB, GV, NV lắng nghe tích cực, phản hồi mang tính xây dựng trong xử lý công việc với đồng nghiệp và học sinh.
- Phối hợp và hợp tác hiệu quả với CMHS, cộng đồng địa phương và các lực lượng liên quan trong công tác giáo dục học sinh.
b. Chỉ tiêu phấn đấu:
- 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong trường được quan tâm, hỗ trợ.
- Không có học sinh bị phân biệt đối xử, bị kỳ thị bởi sự khác biệt.
- Các sở thích, nguyện vọng hợp lý của học sinh được đáp ứng.
- Không có học sinh có biểu hiện tâm lý bất thường dẫn đến hành vi tiêu cực.
- Không có CB,GV,NV vi phạm đạo đức nhà giáo.
- Không có phản hồi tiêu cực từ phía CMHS làm ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa nhà trường và gia đình, ảnh hưởng đến uy tín và chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục của nhà trường và giáo viên, nhân viên.
- Đảm bảo đoàn kết nội bộ, không có trường hợp CB, GV, NV hay CMHS bức xúc, căng thẳng dẫn đến đơn thư khiếu kiện.
- Mỗi tháng có 2 bài viết về gương Điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt.
III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN.
1. Công tác tuyên truyền, phổ biến đến cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh về mục đích, ý nghĩa của việc Công đoàn phối hợp với chính quyền tham gia xây dựng trường học hạnh phúc:
- Giúp cho CB,GV,NV có nhận thức đầy đủ, đúng đắn về tầm quan trọng trong việc tạo dựng và duy trì nhà trường mà ở đó học sinh và CB,GV,NV được yêu thương, được tôn trọng, được an toàn, được hiểu và được có giá trị; nói rộng hơn là phát triển môi trường nhà trường thân thiện, văn minh, cùng hợp tác vì sự phát triển bền vững trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo hiện nay.
- Giúp cho Công đoàn nhà trường chủ động tổ chức và biết cách tham gia cùng với chuyên môn và các đoàn thể khác trong nhà trường; tổ chức, hướng dẫn và tạo điều kiện cho CB,GV,NV thực hiện các nội dung xây dựng trường học hạnh phúc phù hợp với điều kiện của nhà trường.
2. Bồi dưỡng, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mỗi CB,GV,NV và học sinh trong việc xây dựng trường học hạnh phúc, an toàn, thân thiện trong môi trường giáo dục:
- Tiếp tục tuyên truyền, vận động CB,GV,NV nắm vững và tổ chức thực hiện nghiêm túc pháp luật của nhà nước, các quy định của ngành, 2 bộ Quy tắc ứng xử của UBND Thành phố Hà Nội và bộ Quy tắc ứng xử trong trường học.
- Tổ chức quán triệt lại đối với CB,GV,NV các quy định của Nhà nước, của ngành về đạo đức nhà giáo, về xây dựng trường học thân thiện, an toàn, các tiêu chí của trường học hạnh phúc.
- Tổ chức sinh hoạt chuyên đề về đạo đức nhà giáo, về trường học thân thiện, hạnh phúc trong sinh hoạt chuyên môn của Hội đồng sư phạm, sinh hoạt Công đoàn nhà trường hàng tháng.
- Tổ chức tọa đàm trong cán bộ, giáo viên, nhân viên và PH học sinh về trường học hạnh phúc, về sự đồng cảm, khoan dung, có mối quan hệ tích cực và sáng tạo; có khả năng, kỹ năng và sẵn sàng hợp tác và biết “Chung sống chung” một cách tốt đẹp (có giá trị sống và kỹ năng sống)
- Tiếp tục triển khai có hiệu quả cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là tâm gương đạo đức tự học và sáng tạo” ; “Dân chủ - kỷ cương - tình thương - trách nhiệm”; “Nhà giáo Mỹ Hưng giúp đỡ học sinh khó khăn”; “Xây dựng nhà trường văn hóa - nhà giáo mẫu mực - học sinh chăm ngoan”; và “Nhà giáo Mỹ Hưng tâm huyết, chuyên nghiệp, sáng tạo”, trong đó có đổi mới nội hàm và đưa ra các nội dung, tiêu chí cụ thể cho giáo viên thực hiện phù hợp với điều kiện hiện nay.
- Tăng cường công tác truyền thông trên trang thông tin điện tử của nhà trường, về nội dung “Trường học hạnh phúc,cô giáo hạnh phúc, lớp học hạnh phúc, HS hạnh phúc, XH hạnh phúc, đất nước phồn vinh” bằng các hình thức thích hợp, sinh động.
3. Hỗ trợ CB,GV,NV nâng cao kỹ năng ứng xử sư phạm ý thức đạo đức nghề nghiệp, giáo dục học sinh để cô giáo và học sinh biết lắng nghe, thấu hiểu, biết tôn trọng và được an toàn, biết chia sẻ, được ghi nhận và yêu thương:
- Tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo, tập huấn, chuyên đề để hỗ trợ và chia sẻ kinh nghiệm ứng xử các tình huống sư phạm, mời chuyên gia tư vấn, nhận diện, xử lý các tình huống vi phạm các quy định đạo đức nhà giáo, vi phạm pháp luật của CB,GV,NV trong lao động nghề nghiệp, về trường học hạnh phúc.
- Tổ chức đối thoại, giải đáp, chia sẻ những kinh nghiệm, kỹ năng ứng xử sư phạm với CB,GV, NV và PH học sinh trên cổng thông tin điện tử của trường.
- Xây dựng các tư liệu về tình huống sư phạm, các câu chuyện đạo đức, về truyền thống Tôn sư trọng đạo, văn hóa ứng xử, kỹ năng sống ...
- Vận động các nhà giáo tham gia cuộc thi “Cô giáo trong mắt em” và “ Khi giáo viên thay đổi” phát động trong toàn trường, nhằm tạo động lực cho giáo viên có ý thức tự rèn luyện và có cơ hội để giáo viên thể hiện bản thân trong công việc, trong ứng xử với tác phong chuẩn mực sư phạm.
- Quyết tâm xây dựng mô hình “Trường học hạnh phúc,cô giáo hạnh phúc, lớp học hạnh phúc, học sinh hạnh phúc, xã hội hạnh phúc, đất nước phồn vinh” trong đó lấy tiêu chí trường học không có hiện tượng vi phạm đạo đức nhà giáo là tiêu chí chính.
4. Phát hiện, tôn vinh và biểu dương, khen thưởng các cá nhân và tập thể điển hình về việc xây dựng môi trường sư phạm, những tấm gương nhà giáo tận tụy, mẫu mực, có thành tích trong giảng dạy, nghiên cứu, học tập và sáng tạo để lan tỏa trong toàn trường, trong địa phương và tới cộng đồng xã hội:
- Tiếp tục tham gia phong trào viết về tấm gương “Người tốt, việc tốt”, gương điển hình tiên tiến, phấn đấu mỗi tháng có 2 bài viết đăng tải Website của trường, lựa chọn những tấm gương của nhà trường để tôn vinh và đề nghị tuyên dương cấp Huyện và cấp Thành phố.
- Động viên, khen thưởng kịp thời các tập thể lớp, Tổ chuyên môn, các cá nhân CB,GV,NV có thành tích trong phong trào xây dựng “Trường học hạnh phúc” trong việc triển khai thực hiện các chủ đề và nhiệm vụ năm học 2022 - 2023.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
1. Công tác tổ chức chỉ đạo:
- Thành lập Ban chỉ đạo xây dựng “Trường học hạnh phúc” năm học 2022 - 2023 gồm các thành phần Ban giám hiệu, Ban chấp hành Công đoàn; Chi đoàn Thanh niên, Tổ trưởng, Tổ phó các khu và các Tổ, nhóm chuyên môn và Ban đại diện CMHS.
- Xây dựng Kế hoạch dựa trên các tiêu chí “Trường học hạnh phúc” chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để thực hiện.
- Triển khai Kế hoạch và tiêu chí xây dựng “Trường học hạnh phúc” đến 100% CB,GV, NV và phụ huynh HS.
- Chỉ đạo công tác thực hiện, kiểm tra, sơ kết, tổng kết báo cáo kết quả triển khai thực hiện xây dựng “Trường học hạnh phúc” trong tất cả các hoạt động của nhà trường từ công tác chuyên môn, công tác quản lý, công tác Công đoàn và công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ...
2. Phân công thực hiện:
- Ban giám hiệu nhà trường phối hợp với BCH Công đoàn xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện các nội dung hướng dẫn, xây dựng mô hình lớp học tiêu biểu; các Tổ chuyên môn, Tổ Công đoàn tiêu biểu theo các tiêu chí.
- Các Tổ chuyên môn xây dựng nội dung sinh hoạt chuyên đề có lồng ghép nội dung xây dựng “Trường học hạnh phúc”. Thực hiện tốt các hoạt động giao lưu và ngoại khóa cho học sinh.
- Giáo viên đối chiếu các tiêu chí “Trường học hạnh phúc” để xây dựng kế hoạch phù hợp với tình hình của lớp, của cá nhân và tổ chức thực hiện.
- Nhân viên tự xây dựng các tiêu chí làm việc phù hợp với nhiệm vụ, công việc và hoàn cảnh làm việc, chủ động tổ chức thực hiện.
- Tổ 4+5 tuổi và Tổ Nhà trẻ + 3 tuổi bám sát các tiêu chí, cụ thể hóa thành các tiêu chuẩn đánh giá để XL lớp học hạnh phúc, tổ chức thực hiện và tổng kết thi đua.
Trên đây là Kế hoạch xây dựng “Trường học hạnh phúc” năm học 2022 - 2023 của trường mầm non Mỹ Hưng. Yêu cầu toàn thể CB,GV,NV và phụ huynh học sinh nhà trường nghiêm túc thực hiện và thực hiện có hiệu quả./.
Nơi nhận:
- PGD&ĐT Thanh Oai (để b/c);
- Các bộ phận có liên quan (để t/h);
- Lưu VP./.
|
HIỆU TRƯỞNG
Nhữ Thị Thủy |
TRƯỜNG MẦM NON MỸ HƯNG
BAN CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC HẠNH PHÚC
TIÊU CHÍ XÂY DỰNG LỚP HỌC HẠNH PHÚC
NĂM HỌC 2022 - 2023
1. Tiêu chí 1: Về môi trường lớp học và phát triển cá nhân.
a. Nội dung:
- Học sinh tham gia đầy đủ các hoạt động giao lưu văn nghệ, TDTT, trò chơi dân gian trong lớp, trong trường; được vui chơi, học tập và tham gia các hoạt động giáo dục kỹ năng sống (phòng ngừa và ứng phó với hiện tượng bắt nạt, bạo lực học đường..) để tăng cường sức khỏe thể chất và tinh thần cho học sinh.
- Khi học sinh được vui chơi, học tập và tham gia các hoạt động ngoại khóa do nhà trường và lớp tổ chức, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng vi phạm đạo đức nhà giáo và bạo lực học đường.
- Phòng học được sắp xếp, bài trí gọn gàng, đạt chuẩn theo quy định và đảm bảo an toàn, phòng chống tai nạn thương tích.
- Phối hợp với phụ huynh phát huy mọi nguồn lực để tạo dựng khung cảnh sư phạm lớp học thêm sáng, thoáng, xanh, sạch, đẹp, thân thiện và cởi mở.
- Xây dựng nội quy lớp học dựa trên ý kiến của các giáo viên và phụ huynh trong lớp, đảm bảo tính kỷ luật và phát huy thế mạnh của mỗi thành viên trong lớp học; mọi thành viên trong lớp đều được yêu thương, được tôn trọng, được hiểu, được có giá trị và được đảm bảo an toàn.
- GVCN thường xuyên sử dụng các biện pháp quản lý, giáo dục kỷ luật tích cực. Phát huy hiệu quả và vai trò của công tác tư vấn học đường tại lớp.
- Thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm trong ăn uống hàng ngày tại trường.
- Tạo cơ hội để mỗi học sinh và cô giáo trong lớp đều được phát triển tối đa tiềm năng của bản thân, không ai bị bỏ lại, không ai bị lãng quên; tất cả đều thay đổi để phù hợp và tiến bộ.
- Giữ gìn sự đoàn kết trong và ngoài lớp.
b. Chỉ tiêu phấn đấu:
- Không có hiện tượng bắt nạt, bạo lực học đường.
- Thực hiện tốt những quy định của nhà trường về nề nếp kỷ luật.
- 100% học sinh tham gia các hoạt động nhằm phát triển năng lực cá nhân
- Học sinh có hoàn cảnh đặc biệt (về tinh thần, sức khỏe, kinh tế) đều được quan tâm, chia sẻ, động viên và hỗ trợ.
- Lớp học sáng, xanh, sạch đẹp, đảm bảo an toàn, không có tai nạn thương tích.
- 100% học sinh đều thích được đến lớp, thích được đi học.
2. Tiêu chí 2: Về dạy và học.
a. Nội dung:
- Trong mọi hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục, cô giáo phải làm gương cho học sinh.
- Cô giáo thực hiện phân công nhiệm vụ cho học sinh một cách công bằng, hợp lý, phù hợp với điều kiện và khả năng của bản thân.
- Mọi hoạt động liên quan đến kế hoạch của lớp, đều được bàn bạc, cởi mở, lắng nghe, thấu hiểu và đối thoại tích cực.
- Phương pháp và hình thức tổ chức chăm sóc và giáo dục trẻ của cô giáo trong lớp cần chú trọng đến việc “Lấy trẻ làm trung tâm” để phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh, tạo hứng thú, phù hợp, thấu hiểu và chấp nhận sự khác biệt tâm lý, thể chất, hoàn cảnh của mỗi học sinh.
- Cô giáo tạo nhiều cơ hội cho học sinh được phản hổi, sáng tạo và gắn kết; được chủ động thể hiện quan điểm, ý tưởng, thói quen làm việc nhóm và hợp tác.
- Học sinh được tham gia các cuộc thi do lớp, nhà trường và các cấp ngành tổ chức, nhằm tạo sân chơi và cơ hội ghi nhận những năng lực cho học sinh.
- Thành lập và duy trì các nhóm bạn cùng tiến, đôi bạn cùng tiến để cùng giúp nhau tiến bộ trong học tập.
- Học sinh được tham gia các hoạt động ngoại khóa, để tăng cường các mối quan hệ, giao lưu, tăng cường thể lực và nuôi dưỡng cảm xúc tích cực. Khuyến khích giáo viên tổ chức các hoạt động trải nghiệm, giao lưu tại lớp cho học sinh tham gia.
- Cô giáo không gây áp lực cho học sinh trong công tác quản lý lớp, chăm sóc và dạy các kiến thức cho trẻ. Trẻ được học tập với tinh thần “ Học bằng chơi, chơi mà học”
- Học sinh biết tự chăm sóc bản thân về sức khỏe tâm lý và thể chất, tự trang bị cho mình và thực hành được các giá trị sống, kỹ năng sống phù hợp với đạo đức, nhân cách trong môi trường giáo dục.
b. Chỉ tiêu phấn đấu:
- 100% học sinh trong lớp được chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo theo phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm và phương pháp nêu gương, được đối xử công bằng, hợp lý, phù hợp với điều kiện và khả năng của bản thân.
- Giáo viên tích cực xây dựng môi trường học tập cho trẻ, tự chăm sóc sức khoẻ tâm lý và thể chất, tự trang bị cho bản thân, các giá trị sống, kỹ năng sống phù hợp với đạo đức, nhân cách nhà giáo trong môi trường giáo dục.
- Giáo viên thực hiện tốt quan điểm “Nhà giáo hỗ trợ cùng nhau phát triển” để chia sẻ, khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Giáo viên được bồi dưỡng về nhận thức, chuyên môn nghiệp vụ chăm sóc, giáo dục trẻ, thực hiện Chương trình Giáo dục mầm non theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm phù hợp điều kiện của trường, lớp và địa phương.
- Bảo đảm 100% trẻ trong trường đều được tạo cơ hội học tập qua chơi và bằng nhiều cách khác nhau phù hợp với nhu cầu, hứng thú và khả năng của bản thân trẻ.
- Đảm bảo 100% học sinh trong lớp được tham gia các hoạt động ngoại khóa, để tăng cường các mối quan hệ, giao lưu, tăng cường thể lực và nuôi dưỡng cảm xúc tích cực, thông qua các hoạt động trải nghiệm, giao lưu tại các lớp, các khối và nhà trường.
- Khắc phục triệt để cách quản lý và tương tác mang tính áp đặt, gây căng thẳng cho học sinh.
- Tích cực tham gia nhóm Nhà giáo cùng nhau phát triển, để có cơ hội hỗ trợ, giúp đỡ nhau khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. .
3. Tiêu chí 3: Về các mối quan hệ trong và ngoài trường.
a. Nội dung
- Học sinh noi gương sáng từ cô giáo và từ các bạn trong lớp, trong các mối quan hệ, trong tương tác, giao tiếp và đối thoại.
- Cô giáo và học sinh biết quản lý cảm xúc tiêu cực trong đối thoại, tương tác, giao tiếp.
- Học sinh và cô giáo hợp tác, chia sẻ, hỗ trợ lẫn nhau trong các nhiệm vụ được giao của lớp.
- Cô giáo có biện pháp chia sẻ, động viên, hỗ trợ và giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn bằng cách tặng quà, thăm hỏi ...
- Đời sống tinh thần, tâm tư nguyện vọng và sở thích hợp lý của học sinh đều được quan tâm và đáp ứng.
- Cô giáo luôn lắng nghe tích cực, phản hồi mang tính xây dựng trong xử lý tình huống với CMHS và học sinh.
- Học sinh kính trọng, lễ phép với cô giáo, hòa đồng, đoàn kết với bạn bè; không có sự phân biệt đối xử và kỳ thị.
b. Chỉ tiêu phấn đấu:
- 100% học sinh trong lớp có hoàn cảnh khó khăn được quan tâm, hỗ trợ.
- Không có học sinh bị phân biệt đối xử, bị kỳ thị bởi sự khác biệt.
- Sở thích, nguyện vọng hợp lý của học sinh được đáp ứng.
- Không có học sinh có biểu hiện tâm lý bất thường dẫn đến hành vi tiêu cực.
- CMHS phối hợp tốt với giáo viên trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý và giáo dục học sinh, không có phản hồi tiêu cực làm ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa nhà trường và gia đình.
Tác giả: Nhữ Thị Thuỷ
Nguồn tin: Công tác quản lý chỉ đạo:
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://nukeviet.vn là vi phạm bản quyền