Quy chế hoạt động của Chi bộ nhiệm kỳ 2022-2025

Thứ ba - 28/06/2022 23:59
ĐẢNG ỦY XÃ MỸ HƯNG
CHI BỘ TRƯỜNG MẦM NON
Số: 10-QC/CBMN
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM


                 Mỹ Hưng, ngày 15 tháng 6 năm 2022

QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG
Chi bộ trường mầm non nhiệm kỳ 2022 - 2025

Căn cứ Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam;
Căn cứ Nghị quyết Đại hội Chi bộ trường Mầm non Mỹ Hưng nhiệm kỳ 2022-2025 ngày 06/6/2022;
Căn cứ quyết định số 37-QĐ/ĐU của Đảng ủy xã Mỹ Hưng ngày 15 tháng 6 năm 2022 về việc chuẩn y Ban chi ủy, Bí thư, Phó Bí thư Chi bộ trường mầm non nhiệm kỳ 2022 - 2025;
Thực hiện sự chỉ đạo của Đảng ủy xã Mỹ Hưng.
Để đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện và hiệu quả, Chi bộ trường mầm non Mỹ Hưng xây dựng Quy chế hoạt động của Chi bộ nhiệm kỳ 2022 - 2025 như sau:
CHƯƠNG I
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ MỐI QUAN HỆ CỦA CHI BỘ
 I. CHỨC NĂNG:
 Điều 1: Chi bộ nhà trường là hạt nhân chính trị, lãnh đạo thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; lãnh đạo thực hiện có hiệu quả các chủ trương, nhiệm vụ, công tác của đơn vị; hoàn thành tốt nhiêm vụ từng năm học theo kế hoạch của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Oai; xây dựng Chi bộ và đơn vị vững mạnh.
II. NHIỆM VỤ.
Điều 2. Lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị:
1. Lãnh đạo xây dựng và thực hiện có hiệu quả chủ nhiệm vụ, công tác chuyên môn của đơn vị theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, hoàn thành nghĩa vụ của đơn vị đối với Nhà nước, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Cán bộ, Đảng viên và quần chúng.
2. Lãnh đạo Cán bộ, Đảng viên và quần chúng giám sát mọi hoạt động của đơn vị theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; đề cao tinh thần trách nhiệm, phát huy tính chủ động sáng tạo, không ngừng cải tiến lề lối, phương pháp làm việc, nâng cao hiệu quả công tác, hoàn thành tốt các hoạt động chuyên môn theo nhiệm vụ năm học được giao.
3. Lãnh đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở của đơn vị, phát huy quyền làm chủ của Cán bộ, Đảng viên và quần chúng, đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các hiện tượng tiêu cực khác, nhất là những tiêu cực trong công tác thi đua, việc thực hiện công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.
4. Lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quốc phòng toàn dân, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn trong nhà trường. Đoàn kết nội bộ, đề cao tinh thần cảnh giác cách mạng, đấu tranh chống âm mưu "Diễn biến hoà bình" của các thế lực thù địch; và tư tưởng “Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong nội bộ, giữ gìn bí mật quốc gia, bảo vệ chính trị nội bộ, bảo vệ tài sản của Nhà nước và của đơn vị.
Điều 3. Lãnh đạo công tác tư tưởng:
1. Thường xuyên giáo dục, bồi dưỡng chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho cán bộ, Đảng viên và quần chúng; phát huy truyền thống yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, xây dựng tinh thần làm chủ, tình đoàn kết, hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau trong Chi bộ, nhà trường; thường xuyên nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của Cán bộ, Đảng viên, quần chúng để kịp thời giải quyết thỏa đáng.
2. Phổ biến, quán triệt để Cán bộ, Đảng viên và quần chúng nắm vững và chấp hành đúng chủ trương, đường lối, của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các nhiệm vụ của đơn vị, thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ chính trị, kiến thức và năng lực công tác cho cán bộ, giáo viên và Đảng viên.
3. Lãnh đạo Cán bộ, Đảng viên và quần chúng đấu tranh chống các quan điểm sai trái, tư tưởng cơ hội, thực dụng, cục bộ, những hành vi nói, viết và làm trái với đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; những biểu hiện mất dân chủ, độc đoán, tác phong quan liêu, thiếu tinh thần trách nhiệm, thiếu tinh thần hợp tác và ý thức tổ chức, kỷ luật; phòng, chống sự suy thoái về phẩm chất, đạo đức, lối sống của Cán bộ, Đảng viên.
Điều 4. Lãnh đạo công tác tổ chức, cán bộ:
1. Cấp ủy lãnh đạo xây dựng và thực hiện chủ trương về kiện toàn tổ chức, sắp xếp bộ máy và Quy chế hoạt động của đơn vị.
2. Cấp ủy lãnh đạo xây dựng quy hoạch cán bộ, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Chú trọng phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng và phát triển tài năng.
3. Cấp ủy đề xuất ý kiến để cấp trên xem xét, quyết định các vấn đề về tổ chức và cán bộ của đơn vị thuộc thẩm quyền của cấp trên.
Điều 5. Lãnh đạo các đoàn thể:
1. Lãnh đạo các đoàn thể trong đơn vị xây dựng tổ chức vững mạnh, thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ theo luật định và Điều lệ của mỗi đoàn thể; phát huy quyền làm chủ của Cán bộ, Đảng viên và quần chúng, đẩy mạnh các phong trào thi đua và thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ được giao.
2. Lãnh đạo các đoàn thể và Cán bộ, Đảng viên, quần chúng trong đơn vị tham gia xây dựng và bảo vệ chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các chủ trương, nhiệm vụ của đơn vị.
Điều 6. Xây dựng tổ chức Đảng:
1. Đề ra chủ trương, nhiệm vụ và biện pháp xây dựng Chi bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng và đội ngũ Đảng viên, nhất là việc phát hiện và đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác trong đơn vị. Thực hiện đúng nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ tự phê bình và phê bình; thực hiện có nề nếp và nâng cao chất lượng sinh hoạt Chi bộ, bảo đảm tính lãnh đạo, tính giáo dục và tính chiến đấu.
2. Giáo dục, rèn luyện đội ngũ Đảng viên nêu cao vai trò tiên phong, gương mẫu, thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao; xây dựng kế hoạch và tạo điều kiện để đảng viên thực hiện nhiệm vụ học tập, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn và mọi mặt.
3. Cấp ủy xây dựng kế hoạch, biện pháp quản lý Đảng viên, phân công nhiệm vụ và tạo điều kiện cho Đảng viên hoàn thành nhiệm vụ được giao; thực hiện tốt việc giới thiệu Đảng viên đang công tác thường xuyên giữ mối liên hệ với Chi ủy, Đảng ủy cơ sở và gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân nơi cư trú. Làm tốt công tác động viên, khen thưởng, kỷ luật đảng viên; biểu dương, khen thưởng kịp thời những Cán bộ, Đảng viên có thành tích xuất sắc, xử lý nghiêm, kịp thời những Cán bộ, Đảng viên vi phạm Điều lệ Đảng, pháp luật của Nhà nước.
4. Làm tốt công tác tạo nguồn và phát triển Đảng viên, bảo đảm về tiêu chuẩn và quy trình; chú trọng đối tượng là đoàn viên thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và những quần chúng ưu tú, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ.
5. Xây dựng Cấp ủy có đủ phẩm chất, năng lực, hoạt động có hiệu quả, được Đảng viên và quần chúng tín nhiệm. Bí thư Cấp ủy phải là cán bộ tiêu biểu của Chi bộ, đoàn kết, tập hợp được Cán bộ, Đảng viên và quần chúng.
6. Cấp ủy thường xuyên kiểm tra tổ chức Đảng và Đảng viên chấp hành Điều lệ, Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và Quy định của Bộ Chính trị về những điều Đảng viên không được làm. Định kỳ hằng năm, Cấp ủy tổ chức để quần chúng tham gia góp ý về sự lãnh đạo của tổ chức Đảng và vai trò tiên phong, gương mẫu của Cán bộ, Đảng viên.
III. QUAN HỆ CỦA CHI BỘ VỚI THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ VÀ CÁC TỔ CHỨC LIÊN QUAN.
Điều 7. Đối với chính quyền (Ban giám hiệu):
Chi bộ thực hiện sự lãnh đạo đối với chính quyền bằng chủ trương Nghị quyết và các biện pháp trong việc thực hiện các nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, an ninh trật tự của đơn vị.
Xây dựng bộ máy chính quyền, tạo mọi điều kiện để chính quyền hoàn thành tốt nhiệm vụ chỉ đạo chuyên môn. Ban giám hiệu thực hiện chế độ báo cáo tình hình giáo dục các mặt hoạt động của nhà trường với Chi bộ Đảng.
Ban giám hiệu tổ chức xây dựng kế hoạch năm học, từng tháng, từng tuần về công tác chỉ đạo chuyên môn toàn trường và triển khai tới các tổ chuyên và từng giáo viên, nhân viên trong nhà trường.
Ban giám hiệu có trách nhiệm thể chế hóa Nghị quyết Chi bộ thành nhiệm vụ cụ thể để tổ chức thực hiện và đạt hiệu quả cao.
Điều 8. Đối với tổ chức Công đoàn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội chữ thập đỏ:
Chi bộ thực hiện sự lãnh đạo đối với các tổ chức đoàn thể quần chúng bằng Nghị quyết, Chương trình hành động và tổ chức kiểm tra việc thực hiện.
Phân công các đồng chí có trách nhiệm, có năng lực đứng đầu tổ chức đoàn thể, hàng tháng từng đoàn thể báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ tháng vừa qua và phương hướng nhiệm vụ công tác tháng tới để Chi bộ có sự lãnh đạo kịp thời.
Lãnh đạo về công tác cán bộ và cho ý kiến về nhân sự chủ chốt trong các đoàn thể. Tổ chức Đại hội Công đoàn cơ sở, Hội nghị cán bộ - viên chức - lao động hằng năm, lãnh đạo Đại hội Công đoàn 5 năm 1 lần.
Các bộ phận đoàn thể báo cáo kết quả công tác của tổ chức mình và kế hoạch hoạt động tháng tới bằng văn bản để Chi bộ duyệt khẳng định tính pháp lý.
Điều 9: Đối với Cấp ủy và chính quyền địa phương.
Cấp ủy xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với Cấp ủy và chính quyền địa phương nơi thuộc địa bàn của nhà trường và nơi có Cán bộ, Đảng viên của đơn vị cư trú, để phối hợp công tác và quản lý Cán bộ, Đảng viên. 
CHƯƠNG II
LỀ LỐI LÀM VIỆC
Điều 10: Chế độ sinh họat, kiểm tra, giám sát và sơ kết, tổng kết:
Hằng tháng, Ban Chi ủy họp vào đầu tháng, Chi bộ họp sau cũng vào đầu tháng. Thực hiện nghiêm túc các nội dung về đánh giá chất lượng sinh hoạt Chi bộ hàng tháng theo Hướng dẫn số 12-HD/BTCTW ngày 06/7/2018 của Ban tổ chức Trung ương hướng dẫn một số vấn đề về nâng cao chất lượng sinh hoạt Chi bộ. Tăng cường kỷ luật Đảng, mọi Đảng viên trong Chi bộ đều phải tham gia sinh hoạt Chi bộ đầy đủ.
Theo định kỳ Chi bộ sơ kết hàng tháng, tổng kết năm và nhiệm kỳ.
Chi bộ xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết của Chi bộ, thực hiện tổ chức SH Đảng, về giữ gìn phẩm chất đạo đức cách mạng, thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng Đảng viên, việc chấp hành sự phân công của Chi bộ đối với từng cá nhân Đảng viên trong Chi bộ và thực hiện Chỉ thị, Nghị quyết của cấp trên.
Điều 11: Quản lý Đảng viên:
Ban Chi uỷ quản lý Đảng viên về mọi mặt, quan hệ với tổ chức Đảng địa phương nơi ở của Đảng viên, quản lý việc Đảng viên đi công tác, thực hiện chế độ Đảng viên phụ trách và sinh hoạt ở các tổ chức đoàn thể.
Cuối năm, theo kế hoạch của Đảng ủy xã Mỹ Hưng, Chi bộ tổ chức bình xét phân loại tổ chức cơ sở Đảng và Đảng viên, đề nghị Cấp cấp trên công nhận Chi bộ trong sạch vững mạnh. Tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra từng Đảng viên của Chi bộ trong năm.
Từ Ban Chi ủy đến các đồng chí Đảng viên phải có thái độ tự phê bình và phê bình đúng đắn với tinh thần xây dựng chống hiện tượng “Tự diễn biến, tự chuyển hóa”, bè phái gây mất đoàn kết nội bộ.
Điều 12: Chế độ học tập:
Ban Chi ủy căn cứ vào trình độ của Đảng viên trong Chi bộ, tính chất và tiêu chuẩn cán bộ để quy định chế độ học tập của Đảng viên. Bồi dưỡng đối tượng Đảng, Đảng viên chấp hành triệt để việc học tập, bồi dưỡng chính trị và chuyên môn.  
CHƯƠNG III
NHIỆM VỤ CÚA TỪNG THÀNH VIÊN TRONG CHI BỘ
Điều 13. Đảng viên:     
Tất cả Đảng viên đều phải sinh hoạt ở các Tổ chuyên môn, đoàn thể theo sự phân công của Ban Chi ủy và Hiệu trưởng nhà trường; gương mẫu thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, giám sát mọi hoạt động của đơn vị theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đề cao tinh thần trách nhiệm, phát huy tính chủ động sáng tạo, không ngừng cải tiến lề lối, phương pháp làm việc, nâng cao hiệu quả công tác, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được Chi bộ phân công. 
Mỗi đồng chí Đảng viên chấp hành nghiêm túc Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và pháp luật Nhà nước. Đảng viên tham gia xây dựng nội dung, thảo luận và biểu quyết công việc của Chi bộ, thiểu số phục tùng đa số và bảo lưu ý kiến theo quy định Điều lệ Đảng. Mỗi đồng chí Đảng viên được phân công phụ trách từng lĩnh vực, chịu trách nhiệm trước Chi bộ nhiệm vụ được giao, từng đồng chí chủ động đề xuất ý kiến của mình thuộc công việc mình phụ trách để tập thể Chi bộ tham gia quyết định.
Điều 14. Ban Chi ủy:
1. Đồng chí Bí thư.
- Chịu trách nhiệm trước Cấp ủy về tổ chức thực hiện các vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Chi bộ và chịu trách nhiệm báo cáo các hoạt động của Chi bộ với Đảng ủy cấp trên.
- Công tác chính quyền: Hiệu trưởng - phụ trách chung, kế hoạch, tài chính, hành chính quản trị, cơ sở vật chất.                   
- Là ngư­ời chịu trách nhiệm cao nhất trong Chi uỷ, cùng BCU chịu trách tr­ước Đảng uỷ, Chi bộ và tập thể Hội đồng SP nhà tr­ường về sự lãnh đạo của Đảng trên mọi lĩnh vực ở nhà tr­ường. Thay mặt Chi bộ chủ trì các công việc của BCU, Chi bộ.
- Chỉ đạo các đồng chí trong Chi uỷ giải quyết các công việc theo chức trách được phân công. Thay mặt BCU, Chi bộ ký các Nghị quyết, văn bản của Chi uỷ, Chi bộ. 
- Hàng năm và kết thúc nhiệm kỳ phải kiểm điểm tr­ước Chi bộ về trách nhiệm cá nhân đối với nhiệm vụ được đảm nhiệm.
2. Đồng chí Phó Bí thư:
- Phụ trách công tác tổ chức, xây dựng Đảng, giúp bí thư sơ kết, tổng kết định kỳ đúng thời gian. Xây dựng và quản lý hồ sơ Chi bộ.
- Công tác chính quyền: Công tác của các tổ chức đoàn thể (Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Công đoàn nhà trường, Chi hội chữ thập đỏ). Phụ trách công tác phát triển Đảng viên, công tác nuôi dưỡng, công tác tuyển sinh, công tác phổ cập.
- Giúp đồng chí Bí thư chi bộ nắm tình hình, tư tưởng của Đảng viên của Chi bộ trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Chịu trách nhiệm tr­ước Chi uỷ, Chi bộ về công tác kiểm tra, giám sát của Chi bộ.
- Phân công phụ trách: Chịu trách nhiệm trư­ớc Chi uỷ, Chi bộ về công tác tài chính Đảng, thu, nộp, quản  lý, sử dụng Đảng phí của Chi bộ, làm thủ quỹ của Chi bộ. 
- Định kỳ hàng tháng phải báo cáo với Chi uỷ, Bí thư­ về tình hình hoạt động và chủ động đề xuất những vấn đề thuộc lĩnh vực đ­ược phân công phụ trách.
- Thay mặt Chi uỷ chỉ đạo, điều hành các công việc của Chi bộ, tham gia các cuộc họp do Đảng uỷ triệu tập và ký các văn bản của Chi bộ khi Bí thư­ đi vắng hoặc được uỷ quyền.     
3. Đồng chí Chi ủy viên:
- Phụ trách công tác khen thưởng, thăm hỏi Đảng viên và thân nhân của các đồng chí Đảng viên. Phụ trách công tác chuyên môn lĩnh vực giáo dục. Thư ký các cuộc họp của Cấp ủy và ghi Biên bản, Nghị quyết của Chi bộ.
- Chịu trách nhiệm trư­ớc Chi bộ, Chi uỷ và Bí thư­ Chi bộ về toàn bộ hoạt động thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách. 
- Định kỳ hàng tháng phải báo cáo với Chi uỷ, Bí thư­ về tình hình hoạt động và chủ động đề xuất những vấn đề thuộc lĩnh vực đ­ược phân công phụ trách.    
-  Định kỳ hàng tháng phải báo cáo với Chi uỷ, Bí thư­ về tình hình hoạt động và chủ động đề xuất những vấn đề thuộc lĩnh vực đư­ợc phân công phụ trách.
CHƯƠNG IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 15: Quy chế này đã được đưa ra Chi bộ thảo luận, đóng góp ý kiến và biểu quyết thống nhất và triển khai trong tập thể hội đồng giáo viên.
Trong quá trình thực hiện Cán bộ, Đảng viên kiểm tra và đóng góp, bổ sung, chỉnh sửa xây dựng để Quy chế được hoàn thiện hơn.
Mỗi thành viên trong Chi bộ phải thực hiện nghiêm túc, đúng Quy định trong Quy chế này. Chỉ có tập thể Chi bộ mới có quyền sửa đổi những Điều trong Quy chế này./.
Nơi nhận:
     - Đảng ủy xã (để báo cáo);
     - Đảng viên (thực hiện);
     - Lưu Chi bộ./.
T/M CHI BỘ
Bí thư

 
 
Nhữ Thị Thủy

 

Tác giả: Nhữ Thị Thuỷ

Nguồn tin: Công tác Đảng:

Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://nukeviet.vn là vi phạm bản quyền

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây