Kế hoạch thực hiện chuyên môn Tổ giáo dục năm học 2021-2022

Thứ bảy - 16/10/2021 18:29
UBND HUYỆN THANH OAI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG MẦM NON MỸ HƯNG
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 175/KH-MNMH                                    Mỹ Hưng, ngày 08 tháng 9 năm 2021

KẾ HOẠCH
 Thực hiện chuyên môn khối giáo dục năm học 2021 - 2022

          Căn cứ công Kế hoạch số 527/GD&ĐT-GDMN ngày 31/8/2021 của Phòng GD&ĐT về việc chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học 2021-2022 của cấp học Mầm non Huyện Thanh Oai;
Thực hiện Kế hoạch số 171/KH-MNMH ngày 03/9/2021 về kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2021 - 2022 của nhà trường;
Căn cứ kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học 2020 - 2021, trường Mầm non Mỹ Hưng xây dựng Kế hoạch thực hiện chuyên môn khối giáo dục năm học 2021 - 2022 như sau:
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:
Tổng số giáo viên: 34 đ/c (trong đó GV dạy 5T: 9; 4T: 8; 3T: 8; NT: 9).
- Trình độ chuyên môn:
+ Đại học:   25 đ/c
+ Cao đẳng: 04 đ/c
+ Trung cấp: 05 đ/c (đang theo học lớp ĐH từ xa 03 đ/c).
- Chứng chỉ tin học: 34 đ/c
- Chứng chỉ Tiếng anh: 19 đ/c
- Trình độ TCLLCT: 02 đ/c; SCLLCT: 03 đ/c(01 đ/c đang theo học TCCT)
1. Thuận lợi:
- Trường Mầm non Mỹ Hưng luôn nhận được sự quan tâm của UBND huyện Thanh Oai, sự chỉ đạo sát sao của Phòng giáo dụcđào tạo, sự quan tâm giúp đỡ của  Đảng ủy, HĐND, UBND xã, các ban ngành đoàn thể trong xã, đặc biệt là sự giúp đỡ nhiệt tình của các bậc phụ huynh.
         - Về sở vật chất của nhà trường đã được UBND Thành phố Hà Nội, UBND Huyện Thanh Oai quan tâm đầu tư kinh phí để xây dựng khu Trung Tâm theo mô hình trường chuẩn Quốc gia. Đã được UBND Thành phố công nhận danh hiệu “Trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ I” ngày 19/12/2017.
          - Đội ngũ giáo viên được trẻ hóa, nhiệt tình và được nâng dần lên về chất lượng. Đặc biệt đội ngũ CB - GV - NV trong trường có trình độ chuyên môn trên chuẩn đạt tỷ lệ 85,7%, tỷ lệ đạt chuẩn 14,3%, có tinh thần trách nhiệm cao, có kinh nghiệm trong giảng dạy và công tác, có lòng nhiệt tình, luôn đi đầu trong mọi lĩnh vực, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau khiêm tốn, học hỏi để nâng cao trình độ về mọi mặt, 100% giáo viên có chứng chỉ tin học.
            - 100% giáo viên nắm được nội dung chương trình sửa đổi, bổ sung của Bộ GD&ĐT theo Thông tư 51/2020/TT-BGDĐT, được bồi dưỡng phương pháp giảng dạy theo chương trình giáo dục mầm non “Lấy trẻ làm trung tâm”.
           - Đa số giáo viên tích cực tự nghiên cứu tài liệu, học hỏi đồng nghiệp để nắm chắc phương pháp, đổi mới hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục, có nhiều sáng tạo, phát huy được tính tích cực của trẻ.
          - Bước đầu giáo viên đã biết cách ứng dụng phương pháp giáo dục tiên tiến Steam, vào hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện của từng lớp, của trường.
          - Có 80% giáo viên có kỹ năng về công nghệ thông tin, biết khai thác các ứng dụng trên Internet, Webssite.
          - Số lượng giáo viên đủ theo quy định, hàng năm giáo viên tham gia thi GVG cấp huyện đều đạt giải cao.
          - Giáo viên được thường xuyên được bồi dưỡng về chuyên môn, 85% giáo viên các nhóm, lớp đã xây dựng môi trường học tập đảm bảo theo nguyên tắc “Lấy trẻ làm trung tâm” phù hợp với trẻ ở các độ tuổi.
2. Khó khăn:
          - Trường vẫn còn khu lẻ Quảng Minh, do vậy việc quản lý các hoạt động gặp khó khăn.
          - Có một giáo viên cao tuổi, do vậy việc tiếp cận với phương pháp giáo dục tiên tiến Steam và ứng dụng CNTT trong giảng dạy còn hạn chế.
- Có nhiều giáo viên trong độ tuổi sinh đẻ, nên việc phân công nhiệm vụ giáo viên còn gặp khó khăn.
II. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- Nhằm thực hiện có hiệu quả chất lượng giáo dục trẻ các độ tuổi mà kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2021 - 2022 của nhà trường đề ra.
- Thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non sửa đổi theo Thông tư 51/2020/TT-BGDĐT của BGDĐT. Thực hiện lồng ghép ứng dụng đại trà phương pháp giáo dục Steam trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ tại các nhóm, lớp.
- Quản lý và sử dụng hiệu quả hồ sơ sổ sách nhóm, lớp, sản phẩm của trẻ, đảm bảo yêu cầu của chương trình giáo dục mầm non.
- Xây dựng môi trường học tập cho trẻ phù hợp với các độ tuổi nhằm phát huy hoạt động tích cực của trẻ, đảm bảo lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2.
- Tổ chức chỉ đạo giáo viên quan sát đánh giá trẻ theo các mục tiêu yêu cầu của từng độ tuổi.
- Đẩy mạnh phong trào thi đua “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”, Xây dựng trường mầm non xanh - an toàn - thân thiện - hạnh phúc.
- Xây dựng đội ngũ giáo viên của trường mầm non Mỹ Hưng “Đoàn kết, tâm huyết, chuyên nghiệp, sáng tạo”.
- Nâng cao chất lượng chuyên đề tiếp cận hoc học qua chơi và đổi mới hình thức tổ chức các lĩnh vực, phát triển nhận thức, phát triển thẩm mĩ, phát triển ngôn ngữ.
- Tăng cường công tác bồi dưỡng cho giáo viên trao đổi những kinh nghiệm về phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ linh hoạt, sáng tạo theo hướng đổi mới “Lấy trẻ làm trung tâm”, một số kinh nghiệm làm đồ dùng và sử dụng đồ dùng dạy học, một số tình huống sư phạm trong quá trình giáo dục trẻ, cách xử lý tình huống với phụ huynh…, giúp giáo viên nắm vững kiến thức chuyên môn có thêm kinh nghiệm trong công tác giáo dục trẻ.
- Xây dựng phong cách đạo đức nhà giáo lịch sự, ứng xử văn hóa.
III. CHỈ TIÊU THỰC HIỆN:
- 100% giáo viên các lớp thực hiện chương trình giáo dục mầm non theo quan điểm giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm” theo sự chỉ đạo của Bộ GDĐT và chủ đề trọng tâm của Cấp học mầm non năm học 2021 - 2022 “Xây dựng trường mầm non Xanh - An toàn - Thân thiện - Hạnh phúc”,
- 100% giáo viên các nhóm, lớp sử dụng thành thạo phần mềm xây dựng kế hoạch giáo dục.
- 100% giáo viên thực hiện “Đổi mới, sáng tạo trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ” các lĩnh vực.
- 100% giáo viên thực hiện ứng xử văn hóa, nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo vì một trường học hạnh phúc.
- 100% giáo viên các nhóm, lớp ứng dụng phương pháp giáo dục tiên tiến STEAM vào các hoạt động giáo dục trẻ.
- 100% giáo viên các nhóm, lớp thực hiện kết nối với phụ huynh hướng dẫn các hoạt động, chăm sóc sức khỏe, giáo dục trẻ trong thời gian nghỉ dịch tại nhà.
- 100% giáo viên biết thiết kế giáo án điện tử, ứng dụng hiệu quả CNTT.
- 100% giáo viên tăng cường khai thác, sử dụng, bảo quản đồ dùng đồ chơi đã được đầu tư trong nhà trường.
- 100% giáo viên được tham dự các lớp bồi dưỡng do Bộ, Sở, Phòng GD&ĐT tổ chức. “Thực hiện chương trình giáo dục mầm non sau sửa đổi”, “Cho trẻ mẫu giáo làm quen chữ viết”, “Ứng dụng phương pháp giáo dục Steam”. “Tổ chức hoạt động giáo dục phát triển tình cảm kỹ năng xã hội”; Chương trình “Tôi yêu Việt Nam”; “Thực hiện chế độ dinh dưỡng và VSATTP phòng chống dịch Covid-19”; Tập huấn GV dạy lớp mẫu giáo 5 tuổi thực hiện Tài liệu “Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội” dùng cho trẻ em 5-6 tuổi trong các cơ sở GDMN.
- 100% GV tham dự các lớp tổ chức các hoạt động thăm quan giã ngoại.
- Phấn đấu 100% giáo viên được đánh giá, xếp loại chuẩn nghề nghiệp đạt từ loại khá trở lên.
IV. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
- Bồi dưỡng cho giáo viên nắm được các tiêu chí “Xây dựng trường mầm non xanh - an toàn - thân thiện - Hạnh phúc”. “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”, xây dựng kế hoạch phù hợp với tình hình của lớp để tổ chức thực hiện.
- Xây dựng mô hình lớp học tiêu biểu theo các tiêu chí  trường, lớp mầm non hạnh phúc, các lớp điểm (Lớp A1, A2, B2, C3, D1). Giáo viên luôn yêu thương, quan tâm trẻ như con mình, lắng nghe, chia sẻ. Xây dựng khung cảnh sư phạm thân thiện sáng - xanh - sạch đẹp - an toàn - thân thiện. Đảm bảo 50% diện tích sân vườn là sân cỏ, tận dụng diện tích mặt đất tạo sân vườn cây xanh bóng mát, cây ăn quả, vườn rau. Sử dụng hiệu quả khu vui chơi, khu sáng tạo, khu trải nghiệm dân gian Việt Nam, phòng âm nhạc và phòng thể chất.
- Các Tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch sinh hoạt của Tổ chuyên môn, nội dung sinh hoạt chuyên đề “Xây dựng trường mầm non xanh - an toàn - thân thiện - Hạnh phúc”; “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”; Thực hiện chương trình giáo dục mầm non sau sửa đổi, “Cho trẻ mẫu giáo làm quen chữ viết”. “Ứng dụng phương pháp giáo dục Steam”, “Tổ chức hoạt động giáo dục phát triển tình cảm kỹ năng xã hội”; Xây dựng điểm chuyên đề của PGD&ĐT về Chương trình “Tôi yêu Việt Nam”; “Thực hiện chế độ dinh dưỡng và VSATTP phòng chống dịch Covid-19”; Tập huấn GV dạy lớp mẫu giáo 5 tuổi thực hiện Tài liệu “Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội” dùng cho trẻ em 5-6 tuổi.
- Thực hiện tốt các hoạt động giao lưu về văn nghệ và phát triển thể chất, tham gia các hoạt động ngoại khóa như: Thăm quan các di tích lịch sử tại địa phương, Trường tiểu học, thăm quan trang trại, xưởng sản xuất đồ mộc, nghĩa trang liệt sỹ…
- Chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch hoạch thực hiện chương trình, mục tiêu, ngân hàng nội dung, kế hoach tháng, ngày và lồng ghép các chủ đề sự kiện trong năm học, để trẻ tiếp cận và trải nghiệm. Thực hiện nghiêm túc QCCM, chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ, đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp giáo dục trẻ và ứng dụng PPGD tiên tiến Steam.
- Triển khai đầy đủ công văn hướng dẫn của Sở và Phòng giáo dục; công văn số 3058/SDGĐT-GDMN về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học ngày 31/8/2021 của Sở GD&ĐT Hà Nội; Công văn số 563/GD&ĐT- GDMN Phòng giáo dục huyện Thanh Oai về việc phối hợp với cha mẹ trẻ trong thời gian nghỉ dịch tại nhà. Chỉ đạo giáo viên không tổ chức dạy học trực tuyến. Thực hiện kết nối qua mạng giữa giáo viên và phụ huynh để trao đổi, hướng dẫn cách nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ, thiết kế các hoạt động, gửi đường link lên Zalo của các nhóm, lớp để phối hợp với phụ huynh hướng dẫn trẻ thực hiện tại nhà.
- Giáo viên các nhóm lớp thành lập Zalo và cài đặt ứng dụng Zoom, thống nhất với phụ huynh về thời gian, hình thức và nội dung cô và trẻ được tương tác khi trẻ nghỉ học ở nhà.
- Chỉ đạo các tổ chuyên môn và giáo viên xây dựng kế hoạch, lựa chọn các nội dung giáo dục, trò chơi phù hợp với độ tuổi của trẻ và điều kiện thực tế của nhà trường. Thống nhất với phụ huynh để chủ động chuẩn bị điều kiện phối hợp triển khai thực hiện các nội dung phối hợp để giáo dục và tương tác giữa cô và trẻ bằng hình thức dạy online, đảm bảo linh hoạt cụ thể: 
* Thời gian, thời lượng:
+ Trẻ nhà trẻ, trẻ 3-4 tuổi tổ chức 1-2 lần tuần/lần, thời lượng từ 7 - 10 phút
+ Trẻ 4-5 tuổi: Tổ chức 2 lần/tuần, thời lượng từ 10 - 12 phút.
+ Trẻ 5-6 tuổi: Tổ chức 2-3 lần/ tuần, thời lượng 12 - 20 phút.
Đối với trẻ Nhà trẻ và 3 tuổi tập trung vào các nội dung, chăm sóc sức khỏe, kỹ năng tự phục vụ, vệ sinh phòng chống dịch bệnh, phát triển thể chất.
Đối với trẻ 4 và 5 tuổi tập trung các hoạt động cho trẻ làm quen với toán, làm quen chữ viết, các hoạt động tạo hình, khám phá và thực hành một thí nghiệm đơn giản….
Giáo viên cần nghiên cứu để thiết kế, xây dựng, sưu tầm video các hoạt động phù hợp với từng độ tuổi của trẻ gửi về để BGH duyệt, sau đó gửi lên Zalo của lớp để hướng dẫn phụ huynh phối hợp trong việc giáo dục và hướng dẫn con tại nhà. Yêu cầu phụ huynh quay lại video trẻ thực hiện tại nhà và gửi vào nhóm để giáo viên kiểm tra  và đánh giá.
Xây dựng kế hoạch cụ thể lịch gửi bài tới cha mẹ trẻ, từ 1-2 hoạt động/tuần đối với trẻ Nhà trẻ và Mẫu giáo 3-4 tuổi, từ 2 hoạt động/tuần đối với trẻ 4-5 tuổi, từ 2-3 hoạt động/tuần đối với trẻ 5-6 tuổi. Lịch tương tác với phụ huynh và trẻ 1lần/tuần vào thứ 7 hoặc Chủ nhật hàng tuần qua phòng Zoom của lớp, nội dung tương tác chủ yếu khen ngợi, động viên trẻ và phụ huynh về việc tham gia thực hiện các hoạt động tại nhà qua video hướng dẫn giáo viên đã gửi. Thời lượng tương tác 25-30 phút.
Giáo viên tuyên truyền phụ huynh theo dõi kênh truyền hình VTV7 Chương trình: Vì tầm vóc Việt, các bài dạy cho trẻ làm quen với chữ cái trong chương trình ABC vui từng giờ, trẻ làm quen với số đếm. 
- Chỉ đạo Tổ chuyên môn tiếp tục bồi dưỡng cho giáo viên nắm chắc kỹ năng sử dụng phần mềm để giáo viên thực hiện tốt việc xây dựng các kế hoạch giáo dục, kiểm tra rà soát việc sử dụng phần mềm giáo dục các nhóm lớp để kịp thời điều chỉnh, đảm bảo yêu cầu, tránh sai sót.
- Chỉ đạo giáo viên tăng cường thực hiện tích hợp tổ chức cho trẻ thăm quan ngoại khóa…; tăng cường thực hành trải nghiệm, tiếp xúc thiên nhiên,  lao động tự phục vụ, múa hát (dân vũ), tăng cường tổ chức hoạt động trải nghiệm theo nhóm, hạn chế hình thức cho trẻ học ngồi tại chỗ thụ động, quan tâm phát triển năng lực cá nhân tổ chức cho trẻ mẫu giáo tham gia các hoạt động tập thể như: Chương trình “Tôi yêu Việt Nam” (tháng 12), Hội thi “Chúng cháu vui khỏe” (tháng 1), “Liên hoan hát dân ca và trò chơi dân gian” (tháng 3), “Bé khéo tay” (tháng 4). Rèn luyện tính tích cực, chủ động, tự lập, giáo dục lòng nhân ái, hình thành kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp phù hợp với yêu cầu của xã hội hiện đại và truyền thống văn hóa của dân tộc.
- Giáo viên thực hiên tốt các hoạt động chuyên môn của nhà trường, chú trọng thực hiện tốt chuyên đề “Xây dựng trường Mầm non Xanh - An toàn - Thân thiện - Hạnh phúc”, tiếp tục nâng cao chất lượng chuyên đề “Phát triển thẩm mỹ”, “Phát triển nhận thức”, “Phát triển ngôn ngữ” xây dựng các lớp điểm nhân rộng ra toàn trường. Giao các lớp D1, C3, B2, A1, A2, A4 thực hiện XD điểm các chuyên đề.
- 100% giáo viên thực hiện nghiêm túc Bộ quy tắc ứng xử văn hóa, phấn đấu mỗi tháng có từ 01 - 02 bài viết về gương người tốt việc tốt, phát hiện và đề nghị khen thưởng kịp thời gương người tốt việc tốt, tạo sức lan toả trong toàn ngành. Tuyên truyền, bồi dưỡng năng lực ứng xử văn hóa cho đội ngũ qua các buổi họp Hội đồng, họp chuyên môn, chú trọng 03 tiêu chí cốt lõi: “Yêu thương, an toàn và tôn trọng” và kế hoạch “Nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo vì một trường học hạnh phúc”.
- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ngày từ đầu năm học về ứng dụng phương pháp giáo dục Steam trong các hoạt động giáo dục trẻ, lồng ghép ứng dụng phương pháp giáo dục Steam, trong các hoạt động Khám phá, Tạo Hình (trẻ được thực hiện các dự án về Trung thu, ngày 20/11, ngày tết nguyên đán, ngày 8/3….) khám phá, trải nghiệm, tham gia các trò chơi, thí nghiệm, chế tạo các sản phẩm theo các dự án, Làm quen với Toán, Hoạt động góc, rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp hợp tác, chia sẻ, kỹ năng hoạt động nhóm….. giáo dục ATGT cho trẻ, tập huấn và triển khai xây dựng chuyên đề của PGD giao cho với chương trình “Tôi yêu việt Nam”.
- Xây dựng các lớp điểm ứng dụng phương pháp giáo dục tiên tiến Steam trong tổ chức hoạt động giáo dục: Lớp A2, B2, C3, D1. 
- Giáo viên tích cực sưu tầm nguyên vật liệu để phục vụ các hoạt động Steam, tích cực tổ chức cho trẻ được đi tham quan dã ngoại, nhằm giúp trẻ có thêm kiến thức, kỹ năng và những trải nghiệm thực tế.
- Làm tốt công tác xã hội hóa với các bậc phụ huynh để huy động sự ủng hộ về CSVC, đồ dùng, học liệu, đồ dùng trực quan giúp trẻ được thực hành trải nghiệm, khi được tiếp cận với phương pháp giáo dục tiên tiến Steam.
- Thường xuyên dự giờ thăm lớp, tổ chức đánh giá việc ứng dụng phương pháp giáo dục tiên tiến Steam vào các hoạt động giáo dục của giáo viên qua các đợt thao giảng, thi giáo viên giỏi cấp trường.
- Chỉ đạo giáo viên các nhóm lớp rà soát CSVC, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi của lớp không đảm bảo an toàn, đề nghị sửa chữa, đảm bảo an toàn cho trẻ. Bổ sung đồ dùng, đồ chơi, học phẩm, tài liệu, học liệu đủ theo quy định cho các lớp.
- Tích cực tuyên truyền với phụ huynnh thường xuyên cập nhật các nội dung phối hợp trên Zalo các nhóm lớp, cài đặt phần mềm Enetviet để giáo viên và trẻ có thể tương tác, trao đổi với phụ huynh thường xuyên trong thời gian trẻ nghỉ dịch tại nhà.
- Xây dựng kho học liệu, kênh Youtube của nhà trường để giáo viên có thể đưa và lấy các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ trên đó, vận dụng phù hợp vào lớp mình, giúp giáo viên có thể học hỏi lẫn nhau và giảm bớt thời gian xây dựng, sưu tầm các video mới.
- Kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm, yêu cầu khối 4,5 tuổi mỗi lớp 2 bài/tháng, khối 3 tuổi và nhà trẻ mỗi lớp 1 bài/tháng, gửi về kho học liệu của trường, phòng GD&ĐT tại địa chỉ thanhoai.violet.vn, Email: khotulieumnmyhung@gmail.com, khohoclieumamnonthanhoai@gmail.com Tổ mầm non.
- Thường xuyên tuyên truyền, quán triệt giáo viên trong các buổi họp hội đồng, sinh hoạt chuyên môn không sử dụng mạng xã hội để phát tán, tuyên truyền, bình luận những thông tin hoặc hình ảnh trái thuần phong mỹ tục, trái đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước hoặc làm ảnh hưởng xấu đến môi trường giáo dục, có biện pháp xử lý khi có dấu hiệu hiệu vi phạm.
- Ban giám hiệu xây dựng kế hoạch thực hiện công tác bồi dưỡng cho giáo viên, kế hoạch thực hiện chuyên đề. Tổ chức thao giảng, hội thi giáo viên giỏi cấp trường, tham gia hội thi giáo viên giỏi cấp Huyện.
- Chỉ đạo Tổ chuyên môn tổ chức sinh hoạt Tổ chuyên môn theo định kỳ 2 lần/tháng (Tổ Nhà trẻ+3 tuổi vào thứ 6 tuần 2 và tuần 4; Tổ 4+5 tuổi vào thứ 6 tuần 1 và tuần 3 hàng tháng). Nâng cao chất lượng các buổi sinh hoạt chuyên môn, thay đổi về nội dung, hình thức sinh hoạt. Đánh giá những việc đã thực hiện và những việc chưa thực hiện được của tháng. Thảo luận những vấn đề mới nảy sinh và khắc phục hạn chế còn tồn tại, giáo viên trao đổi ý kiến sáng tạo trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
- Ban giám hiệu thường xuyên dự giờ thăm lớp, góp ý rút kinh nghiệm về ưu điểm và tồn tại về phương pháp, hình thức tổ chức…chuyên môn nghiệp vụ cũng như trao đổi kinh nghiệm chuyên môn để GV nắm được và thực hiện tốt hơn.
- Tổ chức cho giáo viên tham dự đầy đủ các lớp tập huấn do Sở, Phòng GD tổ chức, cung cấp tài liệu kịp thời tới giáo viên, chỉ đạo giáo viên cập nhật tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho GV tại cổng thông tin điện tử của Bộ GDĐT (địa chỉ https://moet.gov.vn Chuyên mục GDĐT- Nhà giáo và CBQL giáo dục (Bồi dưỡng vào dịp tháng 8,9 và sinh hoạt tháng).
Trên đây là Kế hoạch thực hiện chuyên môn khối giáo dục năm học 2021 - 2022 của trường mầm non Mỹ Hưng. Yêu cầu các đồng chí Tổ trưởng, Tổ phó các chuyên môn căn cứ vào Kế hoạch của nhà trường, thực hiện việc xây dựng kế hoach sinh hoạt chuyên môn của Tổ phù hợp với tình hình thực tế. Các đồng chí giáo viên các nhóm, lớp thực hiện tốt kế hoạch đã đề ra của nhà trường, để nâng cao chất lượng công tác giáo dục trẻ trong năm học 2021 - 2022./.
                                                                                                                                           
Nơi nhận:
  - Hiệu trưởng nhà trường (để b/c);
 - Các tổ CM GD và GV các lớp (để t/h);
  - Lưu VP./.


 
PHÓ HIỆU TRƯỞNG




Đào Thị Thuỷ























LỊCH TRÌNH ĐOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN
Năm học 2021 -  2022
Thời gian Nội dung thực hiện Người thực hiện
Tháng 8/2021 - Chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp trong thời gian nghỉ dịch Covid-19, lập nhóm Zalo và phòng Zoom của lớp.
- Tham dự tập huấn bồi dưỡng hè năm 2021 của Bộ GD&ĐT.
- Xây MT, ngân hàng nội dung GD.
- Xây dựng Video khai giảng chào mừng năm học mới trong thời gian trẻ nghỉ dịch Covid-19 ở nhà.
- Triển khai Bộ Quy tắc ứng xử trong trường mầm non (Văn hóa giao tiếp nơi công sở).
- Thuý (PHT)
- P.Hương, Anh (Tổ CM)
- Bộ GD&ĐT

- Thuý (PHT)
- P.Hương, Kiều Hằng (Tổ CM)
- Mai (PHT)

Tháng 9/2021
+ Triển khai văn bản của Sở, Phòng GD&ĐT: Hướng dẫn thực hiện quy chế chuyên môn, nhiệm vụ năm học, kế hoạch năm học.
+ Tổ chức cho GV được theo học lớp Bồi phương pháp giáo dục Steam.
+ Tiếp tục bồi dưỡng cho giáo viên về tổ chức hoạt động giáo dục “Chơi mà học, học bằng chơi” và đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục lĩnh vực phát triển nhận thức, làm quen chữ viết. Hoạt động giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội
+ Triển khai Bộ Quy tắc ứng xử văn hoá trong trường học.
- Tổ chức đánh giá cuối tháng.
- Mai (PHT),
- P.Hương, Kiều Hằng  (Tổ CM)
- Bộ GD&ĐT






- Thuỷ (HT)

- Thuý (PHT)

Tháng 10/2021
- Bồi dưỡng lĩnh vực PTNT (Toán, khám phá).
- Bồi dưỡng nội dung giáo dục tích hợp dạy ATGT cho trẻ các độ tuổi, chương trình “Tôi yêu Việt Nam” theo tài liệu của Bộ GD& ĐT.
- Hướng dẫn viết SKKN.
- Chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp (khi tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, khi trẻ vẫn nghỉ dịch ở nhà).
+ Tổ chức đánh giá việc giáo viên phối hợp với PH tổ chức các hoạt động tương tác qua phòng Zoom, gửi Video các hoạt động cho trẻ thông qua nhóm Zalo của lớp trong tháng 9 và tiếp tục triển khai thực hiện XD các Video bài dạy phù hợp trong chương trình.
+ Bồi dưỡng GV, năng lực kết nối với cha mẹ trẻ và cộng đồng.
- Tổ chức đánh giá cuối tháng.
- Thuý (PHT)
- P.Hương (Tổ CM)

- Thuỷ (HT)
- Thuý (PHT)


- P.Hương, Anh.





- Mai (PHT)

- Thuý (PHT)



Tháng 11/2021
- Tổ chức thao giảng 20/11, lĩnh vực phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ (LQCV), lồng ghép nội dung giáo dục ATGT, ứng dụng PPGD Steam.
- Tổ chức cho GV cốt cán đi dự chuyên đề của PGD: Lĩnh vực Phát triển nhận thức.
- Xây dựng CĐ “Tôi yêu Việt Nam” PGD giao cho.
- Tổ chức thi làm ĐDĐC sáng tạo.
- Kiểm tra TD 2 giáo viên.
- Kiểm tra chuyên đề: Lĩnh vực PTNT
- Bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp cho CBGVNV
- Tổ chức đánh giá cuối tháng
- BGH


- Tổ trưởng, tổ phó các tổ, GV cốt cán.

- BGH, GV
- BGH, TTCM
- BGH, TTCM
- Thuỷ (HT)
- Thuý (PHT)



Tháng 12/2021
+ Nhận xét những ưu điểm và nhược điểm qua đợt thao giảng, HSSS, xây dựng môi trường học tập, Bồi dưỡng hoạt động lĩnh vực PTTM.
- Tổ chức kiến tập lĩnh vực phát triển thẩm mỹ (Hoạt động Âm nhạc, Tạo hình).
- Tổ chức thi GVG cấp trường.
- Bồi dưỡng kỹ năng SP, văn hoá lắng nghe.
- Kiểm tra QCCM giáo viên, chấm điểm môi trường GD lấy trẻ làm trung tâm tại các nhóm lớp.
- Kiểm tra chuyên đề:  Lĩnh vực PTNN
- Tổ chức Hội thi “Chúng cháu vui khỏe” cấp trường.
- Kiểm tra toàn diện 2 giáo viên, dự giờ đột xuất GV
- Tổ chức đánh giá cuối tháng.
- Thuý (PHT), P.Hương, Anh

- BGH, TTCM

- BGH, TTCM
- Mai (PHT)
- BGH, TTCM

- BGH, TTCM
- BGH
- BGH, TTCM
- Thuý (PHT)





Tháng 1/2022
+ Nhận xét, rút kinh nghiệm những hoạt động CSGD trẻ tháng 12.
+ Trao đổi phương pháp ứng dụng hiệu quả một số hoạt động Steam, chuyên đề PTNT, lồng ghép giáo dục ATGT vào hoạt động.
- Triển khai công tác viết sáng kiến kinh nghiệm.
- Kiểm tra chuyên đề phát triển ngôn ngữ
- Kiểm tra chuyên đề lĩnh vực PTTM
- Kiểm tra toàn diện 2 giáo viên, dự giờ đột xuất GV
- BDGV thi giáo viên giỏi cấp cơ sở.
- Tổ chức sơ kết học kỳ I.
- Tổ chức đánh giá cuối tháng.
- Thuý (PHT), P.Hương.
- Tổ trưởng, Tổ phó các tổ.

- Thuỷ (HT)
- BGH-TTCM
- BGH
- BGH, TTCM
- BGH, TTCM
- BGH, TTCM
- Thuý (PHT)





Tháng 2/2022
- Nhận xét, rút kinh nghiệm cách tổ chức hoạt động CSGD trẻ tháng 1.
- Trao đổi một số kinh nghiệm cách làm một số ĐDĐC sáng tạo.
- Kiểm tra chuyên đề lĩnh vực PTTM
- Kiểm tra quy chế chuyên môn của giáo viên.
- Kiểm tra toàn diện 1 giáo viên, dự giờ đột xuất GV
- Kiểm tra chuyên đề Làm quen chữ viết ‘
- Kiểm tra nề nếp của trẻ sau nghỉ tết.
- Đ/c Thuý (PHT), Tổ trưởng.
- Thuý, P.Hương

- BGH
- BGH
- BGH, TTCM
 



Tháng 3/2022
- Nhận xét kết quả thực hiện chuyên môn tháng 2.
- Trao đổi một số kinh nghiệm giảng dạy hoạt động PTTM, PPGD Steam, giáo dục ATGT cho trẻ.
- Kiểm tra quy chế chuyên môn.
- Kiểm tra chuyên đề Làm quen chữ viết
- Kiểm tra công tác quản lý hồ sơ sổ sách GV.
- Kiểm tra toàn diện 2 giáo viên, dự giờ đột xuất GV
- Tổ chức cho GV dự giờ chéo nhau.
- Tổ chức thi “Tiếng hát dân ca và các trò chơi dân gian” cấp trường.
- Tổ chức đánh giá cuối tháng
- Thuý, P.Hương
- P.Hương, Anh

- BGH
- BGH
- BGH, P.Hương

- BGH, TTCM
- BGH

- Thuý (PHT)

Tháng 4/2022
- Trao đổi về phương pháp tổ chức một số hoạt động âm nhạc (Vận động theo phách, theo nhịp, theo tiết tấu và vận động minh họa, tập hát 1 số bài hát khó)
- Kiểm tra QCCM giáo viên.
- Kiểm tra kỹ năng tự phục vụ của trẻ.
- Thu và chấm SKKN.
- Đánh giá chuẩn nghề nghiệp GV mầm non.
- Chỉ đạo GV đánh giá trẻ cuối năm.
- Tổ chức hội thi “Bé khéo tay”
- Tổ chức đánh giá cuối tháng.
- Thuý, P.Hương



- BGH, TTCM
- BGH, TTCM
- BGH
- BGH
- Thuý (PHT)
- BGH
- Thuý, P.Hương
Tháng 5/2022 - Đánh giá xếp loại cán bộ công chức, viên chức cuối năm.
- Kiểm tra đánh giá chất lượng trẻ 5 tuổi
- Tổng kết các phong trào thi đua trong nhà trường.
- Tổ chức đánh giá cuối tháng.
- BGH, Tổ trưởng, Tổ phó các tổ CM
- BGH
- BGH
- Thuý, P.Hương
 

 

Tác giả: Nhữ Thị Thuỷ

Nguồn tin: Công tác chỉ đạo chuyên môn

Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://nukeviet.vn là vi phạm bản quyền

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây