B.cáo đánh giá KQ thực hiện công tác thi đua năm 2021-2022

Thứ sáu - 03/06/2022 22:04
 UBND HUYỆN THANH OAI
TRƯỜNG MN MỸ HƯNG

           Số: 29/BC-MNMH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 

                        Mỹ Hưng, ngày 30 tháng 5 năm 2022

 BÁO CÁO
Kết quả thực hiện công tác thi đua năm học 2021 - 2022

Kính gửi: Phòng giáo dục và đào tạo Thanh Oai.
Thực hiện sự chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện công tác xét duyệt thi đua năm học 2021 - 2022 của Phòng GD&ĐT Thanh Oai, trường mầm non Mỹ Hư­ng thực hiện việc báo cáo kết quả thực hiện công tác thi đua năm học 2021 - 2022 của nhà trư­ờng nh­ư sau:
1. Thuận lợi:
- Trường mầm non Mỹ Hưng luôn nhận được sự quan tâm của UBND huyện Thanh Oai, sự chỉ đạo sát sao của Phòng giáo dụcĐào tạo Thanh Oai, sự quan tâm tạo điều kiện và giúp đỡ của Đảng ủy, HĐND, UBND xã, các ban ngành đoàn thể trong xã, đặc biệt là sự giúp đỡ nhiệt tình của các bậc phụ huynh trong toàn trường.
- Đội ngũ giáo viên, nhân viên đảm bảo về số lượng và được nâng cao dần lên về chất lượng, 100% GV trong trường đã được tham gia lớp bồi dưỡng về ứng dụng PPGD tiên tiến Steam trong hoạt động GD trẻ, 95% GV trong trường biết ứng dụng thành thạo CNTT vào công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, nên việc phối kết hợp CSGD  trẻ với phụ huynh trong thời gian nghỉ dịch ở nhà được duy trì thực hiện và đạt hiệu quả. 96% giáo viên được xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ GVMN hạng IV lên GVMN hạng III, do vậy đã phần nào giúp giáo viên yên tâm công tác.
- Cơ sở vật chất của nhà trường từng bước được cải tạo và nâng cấp.
- Đội ngũ giáo viên, nhân viên trong trường luôn nhiệt tình, đoàn kết và 100% được chuẩn hóa, số giáo viên đạt trên chuẩn tăng so với năm học trước
- Trường nhiều năm liên tục đạt danh hiệu tập thể lao động xuất sắc cấp Thành phố, được Bộ giáo dục và đào tạo tặng Bằng khen,...nên đã tạo đà cho đội ngũ CBQL và GV,NV trong nhà trường phấn đấu tốt công tác CS&GD trẻ.
2. Khó khăn:
- Trường có 2 điểm trường, điểm lẻ khu Quảng Minh diện tích đất chật chội, các phòng học hẹp, công trình phụ, nhà vệ sinh đang bị xuống cấp nặng, do vậy đã gặp nhiều khó khăn cho công tác quản lý, chỉ đạo.
- Một số trang thiết bị đồ dùng điện tử tại các lớp đã bị hỏng phải sửa chữa, thay thế nhiều.
- Do tình hình diễn biến của dịch Covid-19 phức tạp, trẻ nghỉ học ở nhà phòng dịch trong khoảng thời gian dài (từ tháng 9 đến 12/4/2022), nên đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc phối hợp chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ cho nhà trường và cho đội ngũ GV.
- Trong trường vẫn còn nhiều gia đình phụ huynh do kinh tế còn khó khăn, nên chưa quan tâm tạo ĐK cho con em mình được sử dụng các thiết bị điện tử và mạng intenet để tham gia các hoạt động học online và các hoạt động giao lưu trực tuyến tại nhà hàng tuần của lớp, do vậy cũng đã ảnh hưởng phần nào đến chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ của nhà trường.
3. Công tác tham m­ưu xây dựng văn bản chỉ đạo của địa phương:
Nhà tr­ường đã thực hiện công tác tham mưu với UBND xã và thôn trong việc quy hoạch XD đề án nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 và đã được UBND xã MỸ Hưng quy hoạch thêm gần 2.000 m2 tại khu Trung Tâm Phượng Mỹ, để xây thêm 06 phòng học, 01 hội trường và một số hạng mục khác, tiến tới xây dựng cơ sở vật chất theo mô hình trường chuẩn Quốc gia mức độ 2, có đầy đủ các thiết bị đồ dùng hiện đại phục vụ cho GV và các cháu. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã Mỹ Hưng nhiệm kỳ 2020 - 2025 phấn đấu xây dựng “Xã nông thôn mới nâng cao” và phấn đấu đạt “Trường chuẩn Quốc gia mức độ 2” vào năm học 2022 - 2023”.
4. Nâng cao chất lượng thực hiện chương trình GDMN:
4.1. Đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho trẻ:
Nhà trường đã thực hiện nghiêm túc Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ quy định về môi trường GD an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường; Chỉ thị số 993/CT-BGDĐT ngày 12/4/2019 của  Bộ GDĐT về tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực học đường trong cơ sở GD; Công văn chỉ đạo của Phòng GDĐT Thanh Oai về việc đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn trường học, giáo dục an toàn giao thông năm học 2021 - 2022.
- 100% trẻ được đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần, trong nhà trường không có bạo lực, được đảm bảo tuyệt đối về VSDD&ATTP, được kiểm tra sức khoẻ, đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng biểu đồ tăng trưởng và được bảo đảm các yêu cầu, điều kiện về trang thiết bị trong công tác phòng chống các dịch bệnh, đặc biệt là dịch Covid-19 trong nhà trường.
- Ngay từ đầu năm học Nhà trường đã phối hợp chặt chẽ với Trạm y tế thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch bệnh, công tác tổng VSMT khử khuẩn hàng ngày, hàng tuần. Đã ra QĐ số 142/QĐ-MNMH ngày 24/8/2021 để kiện toàn BCĐ phòng chống dịch bệnh Covid-19, thực hiện phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong BCĐ theo văn bản số 143/PCNV-MNMH ngày 24/8/2021 và xây dựng Kế hoạch số 144/KH-MNMH ngày 24/8/2022 về thực hiện công tác phòng, chống dch Covid-19 gây ra trong nhà trường; Trong thời gian trẻ nghỉ dịch Covid-19 ở nhà, nhà trường đã ra QĐ số 147/QĐ-MNMH ngày 28/8/2021 về việc thành lập Tổ an toàn Covid của nhà trường, có Kế hoạch phân công cụ thể nhiệm vụ cho từng thành viên trong Tổ an toàn Covid theo văn bản số 148/PCNV-MNMH ngày 28/8/2021. Đã thực hiện và duy trì các buổi giao ban BCĐ vào ngày thứ 2 hàng tuần, bằng hình thức họp trực tuyến tại phòng họp Zoom của trường, có lưu đầy đủ biên bản họp hàng tuần tại nhà trường. Hàng tuần BCĐ đều chỉ đạo và phân công CB,GV,NV toàn trường thay phiên nhau thực hiện tốt công tác tổng VSMT, khử khuẩn phòng chống dịch Covid-19, dịch tay-chân-miệng. dịch sốt xuất huyết... vào ngày thứ 4 và thứ 6 hàng tuần.
Ngoài ra nhà trường đã thực hiện việc xây dựng phương án, kịch bản cụ thể theo văn bản số 07/PA-MNMH ngày 21/2/2022 phù hợp với tình hình của nhà trường và địa phương, nhằm đảm bảo an toàn trong công tác phòng chống dịch Covid-19, chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện đón trẻ quay trở lại trường học trực tiếp, khi dịch Covid-19 được khống chế. Đồng thời thực hiện nghiêm túc việc họp giao ban trực tuyến vào ngày thứ 2 hàng tuần về công tác phòng chống dịch Covid-19 trong thời gian dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, trẻ phải nghỉ học ở nhà. Triển khai thực hiện hiệu quả công tác phòng chống dịch khi trẻ được đến trường học trực tiếp từ ngày 13/4/2022, duy trì việc đo thân nhiệt cho phụ huynh và học sinh trong giờ đón, trả trẻ hàng ngày. Đã chỉ đạo NV y tế có trách nhiệm bồi dưỡng cho đội ngũ GV các kỹ năng sơ cứu ban đầu cho trẻ. Thường xuyên kiểm tra tủ thuốc của nhà trường để thay thế thuốc đã quá hạn sử dụng, bổ sung đầy đủ dụng cụ, đồ dùng y tế, cơ số thuốc theo quy định. 100% GV các lớp nghiêm túc duy trì việc sử dụng sổ nhật ký đón, trả trẻ hàng ngày theo quy định. Kết quả từ ngày 13/4/2022 trẻ bắt đầu được đến trường học trực tiếp, đến hết ngày 31/5/2022 toàn trường không có trường hợp CB,GV,NV và học sinh nào bị dương tính với Covid-19.
4.2. Thực hiện việc XD trường học an toàn, phòng chống TNTT:
- Nhà trường đã thực hiện nghiêm túc thông tư 13/2010/TT-BGDĐT ngày 15/4/2010 về ban hành quy định XD trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích trong trường MN. Đã ra Quyết định thành lập Ban chỉ đạo công tác y tế trường học theo QĐ số 114/QĐ-YTHĐ-MNMH ngày 22/8/2021, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong BCĐ tại văn bản số 115/PCNV-YTHĐ-MNMH ngày 22/8/2021, thực hiện XD kế hoạch số 116/KH-YTHĐ-MNMH ngày 22/8/2021 về Kế hoạch hoạt động công tác Y tế trong trường học năm 2021 - 2022. Đồng thời ra số 150/QĐ-MNMH ngày 25/8/2021 về việc kiện toàn Ban chỉ đạo phòng chống tai nạn thương tích và xây dựng trường học an toàn năm học 2021 - 2022, thực hiện phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong BCĐ theo văn bản số 151/PCNV-YTHĐ-MNMH ngày 25/8/2021 và xây dựng Kế hoạch số 152/KH-MNMH ngày 25/8/2021 về công tác phòng chống tai nạn thương tích và xây dựng trường học an toàn năm học 2021 - 2022 để thực hiện.
- 100% GV đã nghiêm túc thực hiện tốt QCCS trẻ, được tập huấn kỹ năng, biện pháp, cách sơ cứu ban đầu để đảm bảo an toàn, phòng chống TNTT cho trẻ, như: Hóc, sặc, bỏng, điện giật, đuối nước, ngã…và GDATGT trong nhà trường. Thường xuyên khảo sát các nguy cơ tai nạn thương tích cho trẻ để có biện pháp phòng tránh hợp lý, không để xảy ra tai nạn thương tích trong nhà trường. Đã chỉ đạo GV,NV thường xuyên quan tâm đến việc phối kết hợp với PH đảm bảo AT tuyệt đối cho trẻ trong thời gian trẻ nghỉ dịch ở nhà. Do vậy đã giảm được các yếu tố nguy cơ gây thương tích cho trẻ khi nghỉ dịch ở nhà và trong nhà trường. Cụ thể trong năm học toàn trường không có trường hợp trẻ bị tử vong hay bị thương tích nặng, phải nằm viện do tai nạn, thương tích xảy ra trong nhà trường kể cả ở tại gia đình trẻ.
4.3. Nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc sức khoẻ cho trẻ:
- Từ tháng 9/2021 đến tháng đầu tháng 4/2022 do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, trẻ phải nghỉ học tại nhà, nhà trường đã chỉ đạo đội ngũ GV,NV, xây dựng thực đơn cho trẻ ăn tại nhà trong thời gian trẻ nghỉ dịch Covid-19 ở nhà, phù hợp với điều kiện thực tế của đa số PH trong trường và độ tuổi của trẻ để phối hợp và hướng dẫn PH nấu ăn cho trẻ tại nhà đảm bảo các chất dinh dưỡng.
- Từ tháng 13/4/2022, trẻ được quay trở lại trường học trực tiếp, nhà trường đã thực hiện nghiêm túc việc ký kết hợp đồng thực phẩm với các đơn vị cung ứng thực phẩm có năng lực, uy tín, đảm bảo tính pháp lý. Chỉ đạo nhân viên nhà bếp thực hiện nghiêm túc các khâu giao nhận, chế biến theo quy trình quy định, đảm bảo tuyệt đối về công tác VSMT và VSATTP trong nhà bếp.
- Nhà trường đã thực hiện ký hợp đồng sử dụng hệ thống nước học đường với Công ty CP thương mại dịch vụ Edugroup, đảm bảo có nguồn nước sạch cho trẻ uống và nấu ăn hàng ngày cho trẻ tại trường. Nhà trường đã thực hiện nghiêm túc việc mang mẫu nước ăn, uống và nước sinh hoạt hàng ngày đi làm xét nghiệm mẫu nước định kỳ, kết quả đều đảm bảo tuyệt đối ở ngưỡng cho phép được sử dụng khi cho trẻ uống trực tiếp, nấu ăn cho trẻ và dùng trong sinh hoạt hàng ngày cho trẻ tại trường. Có các minh chứng cụ thể như sau:
+ Phiếu kết quả thử nghiệm mẫu nước ăn uống và sinh hoạt định kỳ ngày 26/4/2022;
+ Phiếu kết quả kiểm nghiệm nước uống định kỳ ngày 05/5/2022;
+ Bản cam kết bếp ăn đảm bảo ATTP đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống do Trưởng phòng y tế huyện Thanh Oai xác nhận ngày 26/4/ 2022;
+ Kế hoạch số 116/KH-YTHĐ-MNMH ngày 22/8/2021 về kế hoạch hoạt động công tác Y tế trong trường học năm 2021 - 2022;
+ Kế hoạch số 155/KH-MNMH ngày 25/8/2021 về Kế hoạch tăng cường quản lý vệ sinh ATTP trong nhà trường năm học 2021 - 2022.
- Tổng số trẻ ăn bán trú tại tr­ường: 432/432 cháu đạt 100% số trẻ đến lớp.
Trong đó: + Nhà trẻ 80/80 cháu đạt 100 % số trẻ đến lớp.
                          + Mẫu giáo 352/352 cháu đạt 100 % số trẻ đến lớp.
- Mức ăn của trẻ: 20.000đ/trẻ/ngày.
Tỷ lệ các chất đạt TB/ngày cho trẻ:
+ Trẻ Nhà trẻ: 765 - 893 Kcalo; P-L-G: 13 -20; 30 - 40; 47 - 50
+ Trẻ MG: 615 - 726 Kcalo; P-L-G: 13 - 20; 25 - 35; 52 - 60
- 100% nhóm lớp thực hiện chế độ vệ sinh của trẻ theo quy chế nuôi dạy trẻ, thư­ờng xuyên làm tốt công tác tuyên truyền phòng chống các dịch bệnh cho trẻ, đặc biệt là dịch Covid-19, đảm bảo tuyệt đối an toàn cho trẻ ở trường.
- Mặc dù diễn biến của dịch Covid-19 diễn ra phức tạp, trẻ phải nghỉ học ở nhà trong thời gian dài, nhưng BGH nhà trường vẫn chỉ đạo giáo viên các lớp thực hiện tốt công tác phối hợp với phụ huynh trong việc chăm sóc sức khoẻ và dinh dưỡng cho trẻ tại gia đình, hàng tháng, hàng kỳ, đã yêu cầu phụ huynh cân và đo cho trẻ tại gia đình 03 lần và gửi kết quả cân đo của trẻ lên nhóm Zalo của lớp để nhân viên Y tế tổng hợp và theo dõi trên biểu đồ tăng trưởng cho trẻ (Lần 1 vào tháng 9/2021; lần 2 vào tháng 12/2021; lần 3 vào tháng 2/2022), đối với trẻ SDD, thấp còi, thừa cân, thì hàng tháng nhà trường đều yêu cầu phụ huynh cân, đo cho trẻ và gửi KQ về cho NVYT theo dõi, để có biện pháp phối hợp CS và nuôi dưỡng trẻ tại nhà phù hợp. Bắt đầu từ ngày 13/4/2022 trẻ trở lại trường học, nhà trường tiếp tục chỉ đạo GV các lớp và NVYT theo dõi và cân đo cho trẻ lần 4 trong tháng 4/2022 kết quả đạt được như sau:
+ Tỉ lệ trẻ SDD về cân nặng đầu năm 5,3% (23 cháu), cuối năm còn 3 % (13 cháu). So với đầu năm giảm 2,3 % (10 cháu).
+ Tỷ lệ trẻ thấp còi đầu năm 8,1 % (35 cháu), cuối năm còn 4,2 % (18 cháu). So với đầu năm giảm 3,9 % (17 cháu).
+ Tỷ lệ trẻ thừa cân, béo phì: đầu năm: 0 cháu, cuối năm: 0 cháu
- 100% GV các nhóm lớp thực hiện tốt công tác tuyên tuyền phối kết hợp với PH về việc chăm sóc trẻ tại nhà, đảm bảo vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân trẻ, thực hiện tốt công tác phòng chống dịch Covid-19, đảm bảo tuyệt đối an toàn về tính mạng cho trẻ khi ở nhà nghỉ dịch.
4.4. Đổi mới nâng cao chất lượng thực hiện chương trình GDMN:
- Thực hiện Chương trình GDMN phù hợp với bối cảnh địa phương. 
Ban giám hiệu nhà trường đã chủ động xây dựng Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ GDMN năm học 2021-2022, Kế hoạch tổ chức các hoạt động GD trẻ linh hoạt, phù hợp, phối hợp chặt chẽ với phụ huynh thực hiện nuôi dưỡng, chăm sóc, GD trẻ tại nhà trong thời gian trẻ chưa đến trường để tránh dịch. Chỉ đạo giáo viên phụ trách các nhóm lớp nắm bắt cụ thể về tình hình sức khỏe của trẻ em trong thời gian chuẩn bị đi học trở lại. 
* Trong thời gian trẻ nghỉ học ở nhà để phòng chống dịch Covid-19:
- Nhà trường đã chỉ đạo đến 100% giáo viên trong trường xây dựng kế hoạch thực hiện chăm sóc và giáo dục trẻ tại nhà phù hợp với từng độ tuổi của trẻ, theo hình thức dạy Online và duy trì hoạt động kết nối và tương tác giữa giáo viên với phụ huynh và học sinh để hướng dẫn về cách nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em tại nhà, thông qua mạng intenet bằng các nhóm Zalo, Feceebook của trường và của các lớp, theo lịch hàng tuần, hàng tháng, dựa theo kế hoạch chỉ đạo của BGH nhà trường, để hướng dẫn cha mẹ/người chăm sóc trẻ thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học, chăm sóc sức khoẻ, cách phòng chống dịch bệnh và tổ chức các hoạt động giáo dục phù hợp cho trẻ em vui chơi và học tập tại nhà, thông qua các bài tuyên truyền, các hình ảnh, các bài giảng Video hoạt động (đã được nhà trường kiểm duyệt), để cha mẹ trẻ cùng phối hợp chăm sóc, giáo dục.
- 100% giáo viên các lớp đã linh hoạt, chủ động, sáng tạo hướng dẫn cha mẹ trẻ cùng phối hợp chăm sóc giáo dục trẻ theo hình thức tổ chức hoạt động GD trực tuyến tại phòng Zoom của các lớp: 1 lần/tuần vào các buổi tối ngày thứ 7 (hoặc chủ nhật) đối với trẻ các độ tuổi Nhà trẻ, 3 và 4 tuổi; 2 lần/tuần vào các buổi tối các ngày thứ 4 và Chủ nhật hàng tuần thông qua hệ thống phần mềm Zoom của nhà trường và các nhóm lớp, thời gian tổ chức các hoạt động tương tác trực tiếp giữa cô giáo với các con tại phòng Zoom của lớp khoảng từ 30 -40 phút/lần, giáo viên phối hợp với cha mẹ trẻ để thực hiện việc tương tác với trẻ, để nắm bắt thông tin, chia sẻ đánh giá việc tham gia các hoạt động của trẻ ở nhà, từ đó rút kinh nghiệm thực hiện các hoạt động tiếp theo. 
- Giáo viên đã thực hiện tốt việc tuyên truyền hướng dẫn phụ huynh vào các kênh truyền hình: Chương trình Vì tầm vóc Việt trên kênh VTV7, các bài dạy cho trẻ làm quen với chữ cái trong Chương trình ABC vui từng giờ trên kênh VTV7, trẻ làm quen với số đếm...
- Nhà trường đã thực hiện xây dựng kho tư liệu trực tuyến khai thác CNTT, video hướng dẫn phụ huynh cùng chăm sóc, nuôi dưỡng con tại nhà, để chia sẻ trong nhà trường. Đồng thời nhà trường lựa chọn học liệu hay, sáng tạo đưa lên trang học liệu điện tử của Phòng GD&ĐT tại địa chỉ thanhoai.violet.vn gửi về Email: khohoclieumamnonthanhoai@gmail.com
Để giúp GV có kỹ năng XD các Video bài giảng, XD bài giảng điện tử, bài giảng E-leraning trên các phần mềm miễn phí, đảm bảo có chất lượng, Ban giám hiệu nhà trường đã thống nhất mời chuyên gia về tận trường để bồi dưỡng cho đội ngũ GV, vì vậy mà chất lượng các Video bài giảng, bài giảng điện tử của GV trong trường có chất lượng hơn, đặc biệt là trong năm học này đã có nhiều GV đã rất linh hoạt và sáng tạo thiết kế được một số bài giảng E-leraning, đảm bảo chất lượng để tham gia hội thi GVG cấp trường, trong tháng 3 khi dịch vẫn chưa được khống chế, trẻ vẫn phải nghỉ học ở nhà. Từ tháng 9/2021 đến ngày 12/4/2022 giáo viên toàn trường đã XD và thiết kế được tổng số là 230 hoạt động. Tất cả các hoạt động trên đều được BGH kiểm duyệt, đảm bảo chất lượng trước khi giáo viên gửi lên nhóm Zalo, Fecebook để phối hợp với phụ huynh dạy trẻ tại nhà. Ngoài ra 100% giáo viên trong trường còn rất tích cực học hỏi, ứng dụng linh hoạt các phần mềm thiết kế bài giảng miến phí, để XD và thiết kế các video bài giảng, giáo án điện tử, bài giảng E-learning đóng gói bằng các phần mềm miễn phí như: Story-line, TechSmith Camtasia… có nội dung chăm sóc, nuôi dưỡng và GD trẻ phù hợp với từng độ tuổi theo kế hoạch chỉ đạo của Tổ chuyên môn, gửi lên các nhóm Zalo, Fecebook của lớp, để hướng dẫn phụ huynh phối hợp dạy trẻ tại nhà theo hình thức dạy Online.
- Trong thời gian trẻ nghỉ dịch Covid-19 ở nhà, BGH đã chỉ đạo Tổ chuyên môn tăng cường số buổi tổ chức BDCM cho đội ngũ giáo viên theo hình thức BD trực tuyến theo khối, chú trọng đến việc BD kỹ năng ứng dụng CNTT trong giảng dạy để GV có kỹ năng XD các video, bài giảng để phối hợp với PH hướng dẫn và dạy trẻ học ở tại nhà trong thời gian nghỉ dịch Covid-19. Đồng thời tổ chức tốt hội thi GVG cấp trường: Yêu cầu 100% GV trong trường đều tham gia, dưới hình thức xây dựng video, bài giảng Powerpoint và bài giảng E-learning, yêu cầu từng GV tự trình chiếu bài dự thi của mình, sau đó lấy ý kiến XD và đóng góp cho từng bài dạy của GV, thông qua đó GV đã có cơ hội được giao lưu, chia sẻ kinh nghiêm giảng dạy của mình cho đồng nghiệp, có cơ hội để nâng cao tay nghề, đặc biệt là lĩnh vực ứng dụng CNTT. Thông qua hội thi này đa số GV của trường đã trưởng thành lên rất nhiều, có kỹ năng hơn trong việc ứng dụng CNTT và sử dụng các phần mềm miễn phí để thiết kế các video bài giảng, các bài giảng Powerpoint, bài giảng E-learning có chất lượng.
* Trong thời gian trẻ quay trở lại trường học:
Nhà trường đã chủ xây dựng Kế hoạch số 26/KH-MNMH ngày 12/4/2022, kế hoạch điều chỉnh chương trình phù hợp vời thời gian còn lại của năm học. Đồng thời nhà trường chỉ đạo GV xây dựng kế hoạch và soạn bài tháng 4, tháng 5 cho phù hợp với tình hình của lớp. Chú trọng nâng cao GD các kỹ năng sống cho trẻ, đặc biệt là trẻ 5 tuổi đi sâu giáo dục trẻ làm quen với chữ cái, toán, khám phá và giáo dục thể chất…nhằm đáp ứng cho trẻ có được những kiến thức cơ bản và sẵn sàng bước vào trường Tiểu học một cách tốt nhất. Đồng thời thực hiện tốt Kế hoạch số 167/KH-MNMH ngày 30/8/2021 về Kế hoạch thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2021 - 2025; Kế hoạch số 171/KH-MNMH ngày 03/9/2021 về Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2021-2022; Kế hoạch số 183/KH-MNMH ngày 09/9/2021 về Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ ứng dụng CNTT năm học 2021 - 2022.
Nhà trường đã tổ chức thành công hội thi GVG cấp trường trong tuần 3 tháng 3/2022, có 34/34 giáo viên tham gia dự thi XD bài giảng E-learning và bài giảng Powerpoint được trình chiếu tại Văn phòng của nhà trường, có tham dự của 100% CBQL và GV toàn trường tham dự. Nhà trường đã chọn được 02 giáo viên đạt giải xuất sắc nhất tham dự hội thi GVG cấp huyện và đã đạt giải cao trong hội thi GVG cấp huyện: 01 đ/c đạt giải nhất (Đ/c Nguyễn Thị Anh); 01 đ/c đạt giải ba (Đ/c Hoàng Thị Thi);
5. Thực hiện các điều kiện đảm bảo chất lượng trong trường mầm non:
Nhà trường đã được đầu tư xây dựng và trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi theo hướng hiện đại, có đầy đủ các phòng học, phòng chức năng cho trẻ học tập, khu vui chơi vận động khang trang cho trẻ hoạt động hàng ngày, cảnh quan môi trường đảm bảo, rộng rãi thoáng mát, khuân viên nhà trường đẹp, là trung tâm rất thuận tiện cho việc phụ huynh đưa và đón trẻ. Trong năm học nhà trường đã tập trung kinh phí để cải tạo khu vui chơi, xếp ắp phòng âm nhạc, phòng GD thể chất, xây dựng khu sáng tạo và khu trải nghiệm dân gian Việt Nam cho trẻ hoạt động, mua sắm đồ dùng, trang thiết bị phục vụ cho công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, trang trí xây dựng cảnh quan môi trường học tập cho trẻ, cụ thể trong năm học nhà trường đã thực hiện các danh mục như sau:
1. Trang trí, làm biểu bảng tạo cảnh quan môi trường sư phạm cho các khu.
2. Thay cỏ nhân tạo khu vui chơi, sơn sửa lại các loại đồ chơi ngoài trời.
3. Tập trung xây dựng khu sáng tạo, khu trải nghiệm dân gian Việt Nam, phòng GD thể chất, phòng GD âm nhạc và gia cố lại toàn bộ giá đựng đồ dùng, đồ chơi cho các lớp.
4. Sửa chữa nền nhà, nhà vệ sinh một số phòng học, thay thiết bị vệ sinh, điện nước cho các lớp. Làm lại đường nước khu Quảng Minh.
5. Mua sắm trang thiết bị phục vụ cho công tác phòng chống dịch Covid.
6. Sửa chữa, mua sắm bổ sung đồ dùng phục vụ cho công tác bán trú, đồ dùng thiết bị phục vụ công tác GD.
Tổng kinh phí: 325.835.000 đồng
Trong đó: - Phụ huynh đóng góp: 0 đồng.
       - Nguồn từ ngân sách nhà nước: 325.835.000 đồng.
- Nhà trường đã được Hội phụ huynh các lớp tự nguyện ủng hộ các loại nguyên liệu, phế liệu và vật liệu để XD môi trường học tập cho trẻ tại các lớp, khu sáng tạo và khu trải nghiệm dân gian Việt Nam cho trẻ hoạt động.
- Nhà trường đã triển khai thực hiện tốt công tác phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi của địa phương theo Nghị định số 20/2014/NĐ-CP ngày 24/3/2014 của Chính phủ về Phổ cập giáo dục, xoá mù chữ, Thông tư số 07/2016/TT-BGDĐT ngày 22/3/2016 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Quy định về Điều kiện bảo đảm và nội dung, quy trình, thủ tục kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ: cụ thể 100% trẻ trong độ tuổi 5 tuổi được đến trường và được tổ chức ăn bán trú ở trường đảm bảo chất lượng. Đảm bảo đủ điều kiện, tiêu chuẩn duy trì và nâng cao chất lượng PCGDMNTNT.
- Nhà trường đã triển khai thực hiện tốt Kế hoạch số 21/KH-MNMH ngày 11/3/2021 về Kế hoạch phát triển giáo dục MN giai đoạn 2021 - 2025 của Nhà trường. Triển khai kịp thời các chính sách về GDMN của Thành phố, tiếp tục triển khai thực hiện Kế hoạch số 49/KH-MNMH ngày 08/6/2018 chiến lược XD và phát triển nhà trường giai đoạn 2018 - 2023, XD triển khai các chương trình, đề án, kế hoạch phát triển của Nhà trường phù hợp với địa phương gắn với công tác XD nông thôn mới nâng cao.
- Tiếp tục đề nghị UBND Huyện Thanh Oai duyệt kinh phí xây dựng cho khu Trung Tâm của trường để XD thêm 06 phòng, 01 phòng hội trường và một số hạng mục khác để nhà trường dồn điểm lẻ khu Quảng Minh về thành một khu tại khu Trung tâm, phấn đấu đạt các tiêu chí đạt kiểm định mức độ 3 và đề nghị UBND Thành phố Hà Nội công nhận đạt trường chuẩn quốc gia mức độ 2 vào năm học 2022 - 2023. Đồng thời tiếp tục quan tâm bổ sung kinh phí cho nhà trường để mua bổ sung trang thiết bị phục vụ cho công tác CS,ND,GD trẻ và xây dựng cảnh quan môi trường sư phạm cho các cháu.
6. Tổ chức hoạt động của nhà trường hiệu quả và phát triển đội ngũ:
- Toàn trường có tổng số CB,GV,NV: 49 đ/c Trong đó:
+ CBQL: 03 đồng chí - Trình độ đào tạo ĐHSP: 03 (02 đ/c đang học lớp thạc sỹ)
+ Giáo viên: 34 đồng chí.
Trình độ đào tạo: 29/34 GV đã đạt chuẩn và trên chuẩn theo yêu cầu mới.
+ Đại học: 25/34 đạt 73,5%;
+ Cao đẳng: 4/34 đạt 11,8%;
+ Trung cấp: 5/34 đạt 14,7% (3 GV đang theo học lớp ĐH hệ từ xa)
+ Nhân viên: 12 đ/c
+ NV kế toán: 02 đ/c (TĐ chuyên môn: ĐHKT)
+ NV Y tế: 01 đ/c (TĐCM: Đại học điều dưỡng)
+ NV nuôi dưỡng: 08 đ/c (TĐCĐ: 03; TĐTC: 05)
+ NV bảo vệ (HĐ68): 02 đ/c;
- Tổng số Đảng viên: 26/49 CB,GV,NV đạt tỷ lệ 53%
          - Công tác chỉ đạo đổi mới đánh giá chất lượng CS&GD trẻ, đánh giá GVMN theo hướng phát triển năng lực GV, đặc biệt là năng lực thực hành tổ chức các hoạt động CS&GD trẻ theo PPGD tiên tiến Steam; việc đánh giá theo chuẩn Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, chuẩn NNGVMN; đánh giá CB,CC,VC hàng tháng, cuối năm, thực hiện đánh giá sự phát triển của trẻ được triển khai và thực hiện đúng quy định.
          + Kết quả tự đánh giá chuẩn Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng: Tổng số được đánh giá: 03 đ/c (HT: 01; PHT: 02) - Xếp loại tốt: 01 đ/c; xếp loại khá: 02 đ/c
          + Tổ chức h­ướng dẫn GV đánh giḠtheo chuẩn nghề nghiệp GVMN.
          Kết quả: Tổng số GV tự đánh giá: 34/34 đ/c.                 
                   - Xếp loại xuất sắc: 09 đ/c đạt tỷ lệ 26,5%;
                   - Xếp loại khá: 22 đ/c đạt tỷ lệ 64,7%.;
                   - Xếp loại trung bình: 03 đ/c đạt tỷ lệ 8,8%.
          + Tổ chức đánh giá cán bộ, công chức, viên chức cuối năm học.
          Kết quả: Tổng số CB,GV,NV được đánh giá: 49 đ/c (CBQL: 03; GV: 34; NV: 12).
                   - Xếp loại HTXSNV: 10 đ/c (CBQL: 02; GV: 08; NV: 0).
                   - Xếp loại HTTNV: 39 đ/c (CBQL: 01; GV: 26; NV: 12).
                   - Xếp loại HTNV: 0 đ/c
          - Tổ chức h­ướng dẫn giáo viên đánh giá chất lư­ợng trẻ cuối năm học theo các tiêu chí đánh giá của 5 lĩnh vực đối với trẻ mẫu giáo: phát triển thể chất, phát triển nhận thức, phát triển tình cảm xã hội, phát triển ngôn ngữ, phát triển thẩm mỹ và 4 lĩnh vực đối với trẻ Nhà trẻ: phát triển thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm xã hội. Kết quả đạt được cụ thể như­ sau:
          + Nhà trẻ: Tổng 80 cháu được đánh giá
                   Xếp loại đạt yêu cầu cuối độ tuổi 75 cháu đạt tỷ lệ 94 %.
                   Xếp loại không ĐYC cuối độ tuổi 5 cháu đạt tỷ lệ 6 %.
          + Mẫu giáo: Tổng 352 cháu được đánh giá
                   Xếp loại đạt yêu cầu cuối độ tuổi 334 cháu đạt tỷ lệ 95 %.
                   Xếp loại không ĐYC cuối độ tuổi 18 cháu đạt tỷ lệ 5 %.
          Công tác kiểm tra của nhà trư­ờng được thực hiện nghiêm túc, nhưng do năm học này thời gian nghỉ dịch Covid-19 ở nhà dài, nên công tác kiểm tra toàn diện GV chưa đạt chỉ tiêu sổ lượng đầu năm đã đề ra. Đã kiểm tra đột xuất và có báo tr­ước về việc thực hiện quy chế chuyên môn 100% GV,NV trong tr­ường. Đã kiểm tra toàn diện được 17,6% (06/10/34 đ/c) giáo viên trong tr­ường. Cụ thể:
          + Xếp loại tốt: 05 đ/c (Ngọc, Lê Hương, Trịnh Hương, Trang, Dung)
          + Xếp loại khá: 01 đ/c (Tuân)
          100% GV XD kế hoạch giáo dục và soạn bài trên phần mềm quản lý giáo dục, phù hợp với tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-19.
          Tổ chức thi giáo viên giỏi cấp tr­ường hình thức thi thiết kế video, bài giảng Powerpoint và bài giảng E-learning để dạy Online cho trẻ, trình chiếu trực tiếp tại nhà trường có sự tham gia góp ý của 100% CBQL và GV trong trường, đã có 34/34 giáo viên tham gia. Kết quả 34/34 giáo viên đạt cấp trường, nhà trường, đã chọn 02 giáo viên đạt giải cao đi dự thi cấp cơ sở, kết quả 01 đ/c đạt giải nhất (Đ/c Anh), 01 đ/c đạt giải ba hội thi GVG cấp cơ sở (Đ/c Thi).
- Trong thời gian nghỉ phòng, chống dịch ban giám hiệu đã tận dụng thời gian không dạy trẻ đã chỉ đạo giáo viên tích cực học tập và bồi dưỡng chuyên môn với nhiều hình thức như: Tích cực tham gia các lớp bồi dưỡng do Bộ giáo dục và sở tổ chức trực tuyến trên kênh Youtube hay qua Zoom đồng thời tham gia khóa học Steam, lớp bồi dưỡng CNTT, làm giáo án điện tử E-learning…
- Đổi mới sinh hoạt chuyên môn: Chỉ đạo các Tổ chuyên môn sinh hoạt chuyên hai lần/tháng, các thành viên trong Tổ nắm bắt trước nội dung sinh hoạt để chuẩn bị ý kiến thảo luận trọng tâm và đạt hiệu quả.
- Tạo điều kiện cho CBQL và GV cốt cán được đi tập huấn và theo học lớp ứng dụng PPGD tiên tiến STEAM, ứng dụng CNTT trong giảng dạy, tham gia các lớp học bồi dưỡng chuyên môn và dự các chuyên đề của PGD&ĐT tổ chức. Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên theo đợt, để củng cố các kiến thức về chuyên môn nhằm giúp cho giáo viên của tr­ường nắm vững cách thức cách XD“Xây dựng trường mầm non xanh-an toàn-thân thiện-hạnh phúc” “Xây dựng trường MN lấy trẻ làm trung tâm”, tập trung đi sâu nâng cao chất lượng “Ứng dụng PPGD tiên tiến trong tổ chức HĐ giáo dục”, để phát triển toàn diện cho trẻ, tạo điều kiện cho giáo viên nghiên cứu tài liệu, tập san …để mở mang, tích lũy kiến thức.
- Nhà trường đã thực hiện xây dựng Quy chế dân chủ, Quy chế làm việc của cơ quan phù hợp với đặc điểm tình hình của nhà trường; rà soát hoàn thiện quy định về công tác tiếp dân, giải quyết nhanh, kịp thời về những kiến nghị của cha mẹ trẻ, cán bộ, giáo viên và nhân viên nhà trường. Thực hiện tốt Quy chế dân chủ trong nhà trường, đảm bảo“Ba công khai” để giáo viên, phụ huynh cùng tham gia giám sát hoạt động trên nguyên tắc “Giáo viên biết, giáo viên bàn, giáo viên làm, giáo viên kiểm tra”. Xây dựng hòm thư tiếp nhận ý kiến của phụ huynh về việc giải quyết hồ sơ, giấy tờ kịp thời theo đúng quy định. Nhà trường đã chấn chỉnh kỷ cương trong việc giải quyết công việc của phụ huynh, bãi bỏ những quy định rườm rà, giấy tờ không phù hợp. Chấn chỉnh công tác niêm yết công khai các thủ tục hành chính. Xây dựng Quy tắc ứng xử và nội quy cơ quan, trong đó quy định rõ giờ giấc làm việc, tiếp phụ huynh, tác phong của CB,GV,NV phải nhã nhặn, niềm nở, ân cần, lịch sự, thể hiện nếp sống văn hóa, văn minh nơi công sở. Đồng thời xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ để bàn bạc, thống nhất và đi đến thực hiện thông qua Hội nghị viên chức đầu năm học.
7. Thực hiện các cuộc vận động và các phong trào thi đua:
- Ban giám hiệu đã chỉ đạo CB,GV,NV trong nhà trường tiếp tục h­ưởng ứng cuộc vận động, các phong trào thi đua, Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách HCM”. Đưa nội dung các cuộc vận động và phong trào thi đua thành những hoạt động thường xuyên, tự giác trong đơn vị, gắn với phong trào thi đua "Nhà giáo Mỹ Hưng đoàn kết, tâm huyết, chuyên nghiệp, sáng tạo"  và thực hiện tốt Kế hoạch “Xây dựng trường mầm non xanh - an toàn - thân thiện - hạnh phúc”, đã có những tấm g­ương tiêu biểu trong nhà tr­ường. Thực hiện nghiêm túc công tác đánh giá chuẩn HT,PHT và chuẩn nghề nghiệp giáo viên, để CBQL và giáo viên nhận thức đ­ược năng lực chuyên môn của mình và tự trau dồi năng lực chuyên môn của bản thân. Không có giáo viên nào vi phạm quy chế chuyên môn và những điều giáo viên không được làm. Trong các buổi họp Chi bộ, họp Hội đồng nhà tr­ường và sinh hoạt chuyên môn, th­ường xuyên tuyên truyền nhắc nhở CB,GV,NV thực hiện tốt các cuộc vận động do cấp trên đề ra.
- Kết quả thực hiện phong trào thi đua với chủ đề "Nhà giáo Mỹ Hưng đoàn kết, tâm huyết, chuyên nghiệp, sáng tạo"  “Xây dựng trường mầm non xanh - an toàn - thân thiện - hạnh phúc” đã được tất cả CB - GV - NV đã tích cực tham gia tạo môi trư­ờng học tập thiên thiên, sạch sẽ cho trẻ. Đặc biệt là trong năm học này do dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, trẻ phải nghỉ học ở nhà trong thời gian dài, hầu hết GV trong trường đều tích cực thi đua học tập BDCM nghiệp vụ và ứng dụng CNTT trong việc phối kết hợp với PH để CS&GD trẻ ở tại nhà, BGH Nhà trường đã chỉ đạo giáo viên, nhân viên tích cực huy động nguồn nguyên phế liệu, s­ưu tầm cây xanh, cây cảnh và các loại rau để trồng, cải tạo môi trường xanh sạch, môi trường học tạo lấy trẻ làm trung tâm, đảm bảo an toàn cho trẻ, để chuẩn bị đón trẻ quay trở lại trường học khi TP cho phép. Thực hiện giáo dục trẻ có hành vi văn minh trong giao tiếp, có thói quen giao tiếp văn minh, lịch sự. Gắn vệ sinh môi tr­ường, tích cực sưu tầm các trò chơi dân gian và các bài hát dân ca để đưa vào chương trình CS&GD trẻ.
- 100% GVNV thực hiện nghiêm túc Bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học của đơn vị, làm việc có khoa học, ứng xử có văn hóa trong giao tiếp, tận tụy với nhiệm vụ được giao, tích cực học tập, tâm huyết với nghề,  hàng tháng đều có bài viết về gương người tốt việc tốt, gửi về PGD, đề nghị khen thưởng kịp thời tạo sức lan toả trong toàn ngành.
- 100% giáo viên trong trường duy trì thực hiện hưởng ứng phong trào xây dựng khung cảnh sư phạm sáng xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện, “Tạo môi trường học tập lấy trẻ làm trung tâm, tích cực thiết kế video có nội dung giáo dục phù hợp để gửi đến phụ huynh phối hợp cùng giáo dục trẻ, thường xuyên làm đồ dùng đồ chơi mang tính hiệu quả, thiết thực để phục vụ cho công tác dạy và học khi trẻ được quay trở lại trường học.
- Tích cực tham gia các phòng trào thi đua do ngành giáo dục và công đoàn phát động như tham gia thi ngày hội văn hoá thể dục thể thao, thi thể dục nhịp điệu, thi thiết kế giáo án điện tử E-learning, thi giáo viên dạy giỏi….
- Nhà trường đã triển khi thực hiện tốt công tác hoạt động từ thiện: Ủng hộ quĩ vì người nghèo; Quỹ xã hội, Quỹ vì biển đảo; quỹ nhân đạo, ủng hộ công tác phòng, chống dịch Covid-19, phong trào hiến máu nhân đạo...
-  100% CB,GV,NV thực hiện tốt các quy định về đạo đức nhà giáo, coi trọng việc rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp. Tạo mọi điều kiện và cơ hội động viên, khuyến khích giáo viên, CBQL học tập và sáng tạo; đội ngũ nhà giáo tâm huyết sáng tạo, tận tụy yêu nghề mến trẻ. Không có CB, GV, NV vi phạm đạo đức nhà giáo.
8. Thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin:
Năm học 2021 - 2022 do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 trẻ phải nghỉ học ở nhà trong một thời gian dài. Để không bị ảnh hưởng đến tâm lý cũng như sự phát triển toàn diện của trẻ với phương châm “Trẻ ngừng đến trường nhưng không dừng việc học”, BGH nhà trường đã chỉ đạo 100% giáo viên trong trường XD kế hoạch cụ thể về việc phối hợp CS&GD trẻ tại nhà, hàng tuần thực hiện các hoạt động tương tác với trẻ theo hình thức trực tuyến, với trẻ để cung cấp những kỹ năng cũng như các kiến thức cơ bản cho trẻ khi trẻ nghỉ ở nhà phòng dịch. Trước yêu cầu đó Ban giám hiệu cũng như tập thể giáo viên, nhân viên trong nhà trường đã lên kế hoạch và xác định được nhiệm vụ trọng tâm trước mắt là cần đẩy mạnh và nâng cao kỹ năng CNTT cho toàn thể đội ngũ CB,GV,NV trong nhà trường, có như vậy mới thuận tiện trong việc kết nối với phụ huynh để thực hiện tốt công tác CSGD trẻ trong tình hình dịch bệnh mà trẻ không thể đến trường.
         - Trong thời gian trẻ nghỉ dịch Covid-19, nhà trường đã tập trung chỉ đạo thực hiện công tác bồi dưỡng về CNTT cho 100% GV, đi sâu vào việc ứng dụng các phần mềm, biết linh hoạt sử dụng phần mềm Zoom miễn phí, để triển khai các cuộc họp trực tuyến trao đổi với phụ huynh và tổ chức hoạt động giao lưu trực tuyến hàng tuần cho trẻ có sự phối hợp tham gia nhiệt tình của cả phụ huynh, thời gian tổ chức cho mỗi lần khoảng từ 30-40 phút (Đối với các lớp khối Nhà trẻ, 3 tuổi, 4 tuổi tổ chức 1 lần/tuần vào tối Chủ nhật hàng tuần; đối với các lớp khối 5 tuổi tổ chức 2 lần/tuần vào tối thứ 4 và tối chủ nhật hàng tuần). Ngoài ra 100% giáo viên trong trường còn rất tích cực học hỏi, ứng dụng linh hoạt các phần mềm thiết kế bài giảng miến phí, để XD và thiết kế các video bài giảng, giáo án điện tử, bài giảng E-learning đóng gói bằng các phần mềm miễn phí như: Story-line, TechSmith Camtasia… có nội dung chăm sóc, nuôi dưỡng và GD trẻ phù hợp với từng độ tuổi theo kế hoạch chỉ đạo của Tổ chuyên môn, gửi lên các nhóm Zalo, Fecebook của lớp, để hướng dẫn phụ huynh phối hợp dạy trẻ tại nhà theo hình thức dạy Online. Tổng số bài giảng đã được GV toàn trường xây dựng từ tháng 9 đến tháng 4 là 230 hoạt động. Tất cả các bài giảng đều được BGH kiểm duyệt, đảm bảo chất lượng trước khi giáo viên gửi lên nhóm Zalo, Fecebook để dạy trẻ.
         Để đạt được kế hoạch đã đề ra BGH và các đ/c tổ trưởng chuyên môn cùng các đ/c giáo viên có trình độ công nghệ thông tin tốt đã nhanh chóng tiếp cận được các khoá học về CNTT sau đó đã chia sẻ hưỡng dẫn cho 100% đội ngũ giáo viên vào học tập như cách tạo phòng Zoom cá nhân, các phần mềm Capcut, Adobe, Camtasia, Photo shop, Movavi, iSkysoft… để chỉnh sửa, cắt, ghép hình ảnh, video, chèn tiếng, lồng tiếng trên máy tính, điện thoại thông minh. BGH đã chỉ đạo cho các đồng chí Tổ trưởng chuyên môn tổ chức nhiều buổi sinh hoạt chuyên môn qua phòng Zoom để hướng dẫn bồi dưỡng cho 100%  giáo viên đều có những kỹ năng CNTT tốt phục vụ cho việc tương tác chăm sóc trẻ tại nhà. Trong suốt thời gian nghỉ dịch, 100% đội ngũ giáo viên của nhà trường đã tự thiết kế được những bài giảng điện tử, video hấp dẫn trẻ về nội dung các hoạt động kỹ năng sống, cách phòng, chống dịch Covid, các bài học trong chương trình của các độ tuổi để gửi về cho trẻ hàng tuần và được phụ huynh nhiệt tình ủng hộ. Nhà trường đã XD được kho dữ liệu, học liệu riêng của nhà trường để làm dữ liệu dùng chung cho toàn thể GV trong trường mỗi khi cần đến.
         Đặc biệt trong năm học 2021-2022 trường gửi 3 nội dung tham dự hội thi thiết kế bài giảng video và bài bài giảng Elerning, đạt 01 giải nhì, 01 giải ba và 02 giải khuyến khích cấp huyện ở các nội dung hoạt động LQCC, Làm quen với toán và Văn học. Với các sản phẩm dự thi đạt chất lượng cao của nhà trường Phòng Giáo Dục huyện Thanh Oai đã chia sẻ các video đó đến toàn bộ các trường mầm non trong huyện để các trường bạn tham khảo học tập, ứng dụng các cách làm hay, sáng tạo của giáo viên trường mầm non Mỹ Hưng đến các giáo viên của toàn huyện cùng học tập.
         Với sự phát triển tốc độ nhanh về CNTT của cả nước ở mức độ 4.0 thì đối với CB,VG,NV của nhà trường cũng phải cố gằng, nỗ lực hết mình nhanh chóng tiếp cận phương pháp mới, những công nghệ cao để đưa CNTT của nhà trường ngày một đi lên, cho đến nay phong trào vẫn tiếp tục được duy trì và đẩy mạnh. Tập thể CB, GV, NV nhà trường vẫn đang không ngừng học tập để trau dồi hơn nữa các kỹ năng về CNTT nhằm ứng dụng có hiệu quả vào công tác quản lý và chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường.
9. Kết quả đánh giá các mặt công tác:
* Đổi mới trong dạy học sáng tạo: Để phong trào lan tỏa sâu rộng với mục tiêu là “Nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ”, Nhà trường đã xây dựng môi trường giáo dục “Dân chủ, thân thiện, tích cực”. Một trong những quy định cụ thể là thực hiện dân chủ tại nơi làm việc, cùng bàn bạc một vấn đề và tìm cách tháo gỡ, do vậy Ban giám hiệu nhà trường đã nhận được sự đồng thuận rất cao trong tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên. Đồng thời đã chỉ đạo đội ngũ giáo viên tập trung đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các hoạt động; Đặc biệt là các hoạt động ở lĩnh vực phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, phát triển thẩm mỹ và việc ứng dụng PPGD tiên tiến Steam để dạy cho trẻ. Đổi mới trong soạn giáo án, trong tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, phát huy tính tích cực của trẻ trong các hoạt động dạy Online cho trẻ học tại nhà trong thời gian nghỉ dịch Covid-19. Đồng thời đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng các phương tiện hỗ trợ để phối hợp với phụ huynh chăm sóc và GD trẻ trong thời gian nghỉ dịch Covid-19 ở nhà; tích cực xây dựng môi trường học tập lấy trẻ làm trung tâm và tự làm đồ dùng dạy học, tạo cho giờ học sinh động, hiệu quả.
Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên thông qua các tiết chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học. Chủ động phân công giáo viên cốt cán, có chuyên môn vững, có bề dày thành tích và nhiều kinh nghiệm giảng dạy thực hiện dạy các chuyên đề để đồng nghiệp học tập.
Năm học này do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, trẻ phải nghỉ học ở nhà thời gian dài, để duy trì chất lượng dạy và học của nhà trường không bị gián đoạn, Nhà trường đã chọn cử cô giáo: Nguyễn Bích Huệ, Hoàng Thị Thi, Ngô Thị Nga, Nguyễn Thị Thuý, Kiều Thị Hằng, Nguyễn Thị Phương, Tạ Thị Dương, Nguyễn Thị Anh , Lê Thị Thanh Yên, Lê Thị Bình thực hiện các chuyên đề theo hình thức XD bài giảng dạy Online cho GV toàn trường được dự và học tập.
* Chuyên đề đổi mới sinh hoạt Tổ chuyên môn:  
Do diễn biến của dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, trẻ phải nghỉ học ở nhà thời gian dài, giáo viên không phải đến trường dạy học trực tiếp, vì thế mà năm học này nhà trường đã dành được nhiều thời gian hơn cho việc tổ chức các buổi SHCM cho đội ngũ giáo viên. BGH nhà trường đã chỉ đạo Tổ chuyên môn đổi mới hình thức tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo hình thức bồi dưỡng trực tuyến. Để đảm bảo thời gian, chất lượng và nội dung sinh hoạt chuyên môn, ngay từ đầu năm học, yêu cầu từng Tổ, khối chuyên môn phải xây dựng kế hoạch sinh hoạt chuyên môn cụ thể đối với từng Tổ, khối và theo hướng đổi mới cách sinh hoạt dựa vào yêu cầu thực tế của chương trình trong từng giai đoạn, để có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ có trọng tâm, trọng điểm và đạt hiệu quả cao. Năm học này, nhà trường đã tập trung đi sâu vào bồi dưỡng CM cho đội ngũ về cách sử dụng CNTT để thiết kế các video bài giảng Online để dạy cho trẻ tại nhà và bồi dưỡng chuyên đề về ứng dụng PPGD tiên tiến Steam trong giáo dục trẻ.
Kết quả đạt được: Nhà trường đã chỉ đạo Tổ CM sinh hoạt đảm bảo ít nhất 2 lần/tháng, ngoài ra còn tổ chức thêm một số chuyên đề đi sâu vào hướng dẫn GV ứng dụng CNTT trong các phần mềm miễn phí khi thiết kế bài giảng Online và ứng dụng PPGD tiên tiến Steam trong giáo dục trẻ theo nhu cầu đề xuất của GV, với những nội dung sinh hoạt gần gũi và thực tế, nên chất lượng sinh hoạt trong các buổi đều đạt hiệu quả. Sau mỗi buổi sinh hoạt chuyên môn, hầu hết giáo viên trong trường đều đã tự xây dựng cho mình hướng đi mới, mỗi thành viên trong nhóm đều nhận thức đúng hơn về việc nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục, sao cho phù hợp với tình hình thực tế của dịch Covid-19 hiện nay.
* Chuyên đề ứng dụng CNTT trong dạy và học:
Do năm học này tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, trẻ phải nghỉ học ở nhà. Vì vậy nhà trường đã tập trung đi sâu bồi dưỡng cho đội ngũ GV về ứng dụng CNTT, giúp GV biết sử dụng thành thạo các phần mềm khi thiết kế các video bài giảng để dạy Online cho trẻ tại nhà và tổ chức các hoạt động giao lưu trực tuyến trêm phòng Zoom của lớp… Việc đổi mới, nâng cao ứng dụng CNTT trong nhà trường nhằm đẩy mạnh phong trào ứng dụng CNTT vào giảng dạy và quản lý cả chiều sâu và chiều rộng.
Chỉ đạo các Tổ, nhóm chuyên môn tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo hình thức trực tuyến, để thống nhất các nội dung cần thiết khi thiết kế bài giảng, các hoạt động phù hợp, sau đó đưa lên Website, nhóm Zalo, Fecebook của lớp, của nhà trường và gửi cho CMHS để cùng phối hợp dạy con ở nhà.
* Chuyên đề phổ biến SKKN:
Để phong trào viết SKKN ngày càng được triển khai sâu rộng, hiệu quả, ngay từ đầu năm học 2021 - 2022, BGH nhà trường đã tiến hành tổ chức cho CB,GV,NV toàn trường đăng ký đề tài SKKN. Giao cho đồng chí Phó Hiệu trưởng phụ trách công tác SKKN, đồng chí Tổ trưởng Tổ chuyên môn của nhà trường và các đồng chí giáo viên có SKKN đạt giat cao cấp Huyện, cấp Thành phố và lên kế hoạch tổ chức phổ biến sáng kiến kinh nghiệm. Hướng dẫn chị em viết đề cương SKKN. Từ đó sẽ nhân rộng được những SKKN hay, hiệu quả và phát triển được tiềm năng sáng tạo của đội ngũ giáo viên trong hoạt động phổ biến SKKN. Từ cách làm trên, nhà trường cũng đã tạo điều kiện và cơ hội để các giáo viên chủ động trao đổi kinh nghiệm, học tập lẫn nhau, giúp nhau hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ trọng tâm năm học 2021 - 2022.
* Đổi mới trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng:
Do tình hình của dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nên trẻ phải nghỉ học thời gian dài ở nhà, do vậy Nhà trường đã căn cứ vào tình hình thực tế để chỉ đạo Tổ chuyên môn nuôi dưỡng xây dựng kế hoạch phối hợp với phụ huynh trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương, trong đó chú trọng đến chế độ dinh dưỡng cho trẻ tại nhà, bằng cách xây dựng thực đơn cho trẻ ăn tại nhà phù hợp với từng lứa tuối của trẻ và điều kiện tại địa phương, gửi cho GV các lớp, để GV đưa lên nhóm Zalo của lớp mình và tuyên truyền, hướng dẫn phụ huynh nấu ăn cho trẻ tại nhà theo thực đơn mà nhà trường đã XD. NHà trường đặc biệt quan tâm đến những trẻ SDD, thấp còi và nguy cơ thừa cân, béo phì. Với cách làm trên, cũng đã được nhiều phụ huynh trong trường áp dụng để nấu ăn cho trẻ tại nhà rất hiệu quả.
- Khi trẻ quay trở lại trường học trực tiếp, nhà trường đã áp dụng mô hình “Phòng chống suy dinh dưỡng”, Ban giám hiệu đã chỉ đạo đội ngũ nhân viên tích cực trồng vườn rau sạch, cây ăn quả và làm giá đỗ tự cung cấp mỗi tuần được 3-4 bữa rau, củ, quả sạch tại vườn trường cho trẻ.
          * Công tác phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ cho các bậc cha mẹ, cộng đồng và tuyên truyền về GDMN:
- Nhà trường đã thực hiện tốt công tác truyền thông về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Bộ GD&ĐT và Thành phố về đổi mới và phát triển GDMN, đặc biệt “Kế hoạch phát triển GDMN thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025 và đặc biệt quan tâm đến công tác biểu dương những tấm gương nhà giáo điển hình tiên tiến. Thường xuyên đăng tải trên website, Violet, nhóm Zalo, Fecebook của trường các video về các hoạt động của nhà trường, các hình ảnh đẹp, các tin bài về “Xây dựng trường, lớp mầm non hạnh phúc”;“Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”... để tuyên truyền, đảm bảo trên trang thông tin điện tử của trường mỗi tháng có ít nhất 2-3 tin/bài về các hoạt động của nhà trường. Nhà trường đã chỉ đạo và triển khai tới 100% CB,GV,NV biết linh hoạt sử dụng phần mềm Zoom miễn phí để triển khai các cuộc họp trực tuyến trong thời gian dịch Covid-19 diến ra phức tạp như: Hội đồng sư phạm nhà trường, Ban chỉ đạo phòng chống dịch, Họp Ban đại diện PH và họp toàn thể PH các lớp... Ngoài ra nhà trường còn chỉ đạo 100% GV toàn trường XD giáo án điện tử trình chiếu trên Powpoint đóng gói bằng phần mềm ...để dạy trẻ trên nhóm Fecebook của trường trong thời gian trẻ nghỉ dịch ở nhà. Tổng số bài giảng đã được GV áp dụng và dạy trên nhóm Fecebook của trường là 230 hoạt động.
- Tăng tính chủ động trong công tác tuyên truyền, chú ý tuyên truyền về vai trò, vị trí của GDMNbiểu dương những tấm gương điển hình tiên tiến trong nhà trường. Thực hiện tốt công tác phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ cho các bậc cha mẹ và cộng đồng, tuyên truyền thu hút trẻ khuyết tật đến trường học hòa nhập bằng nhiều hình thức phù hợp như: Thông qua buổi họp phụ huynh, giờ đón trả trẻ, qua bảng tuyên truyền, qua các phương tiện thông tin đại chúng… đặc biệt chú ý đến các nội dung tuyên truyền tại các nhóm lớp, đã tạo được sự đồng thuận và ủng hộ nhiệt tình của đa số các bậc cha mẹ học sinh trong công tác XD môi trường GD lấy trẻ làm trung tâm và công tác phối hợp CS,ND và GD trẻ của nhà trường.
- Đa số phụ huynh trong tr­ường đã nhận thức được rõ trách nhiệm của gia đình đối với việc cho con vào học ở tr­ường mầm non và tin t­ưởng vào công tác chăm sóc, nuôi d­ưỡng và giáo dục các cháu của nhà trư­ờng, chấp hành và thực hiện đúng các nội quy, quy định của nhà trư­ờng đề ra.
* Công tác cải cách hành chính:
Nhà tr­ường đã chỉ đạo đội ngũ CBQL,GV,NV toàn trường thực hiện nghiêm túc thời gian làm việc đúng giờ, đảm bảo ngày công, chỉ đạo phân công nhiệm vụ bằng văn bản. Công tác thu chi tài chính thực hiện theo đúng các văn bản hướng dẫn của ngành.
* Đánh giá chung về những khó khăn, hạn chế:
- Hiện tại nhà trường còn điểm lẻ khu Quảng Minh, còn đi chung cổng trường và sân trường với nhà văn hóa của thôn …do vậy đã ảnh hưởng rất lớn đến việc quản lý chất lượng CS&GD trẻ của trường tại khu Quảng Minh.
- Nhà trư­ờng còn một số giáo viên cao tuổi, nên việc tiếp thu chương trình giáo dục mầm non và ứng dụng PPGD tiên tiến để GD cho trẻ còn nhiều hạn chế, việc cập nhật CNTT còn khó khăn, việc ứng dụng CNTT trong chuyên môn của một số GV - NV còn hạn chế. Do vậy cũng ảnh hư­ởng đến chất l­ượng chăm sóc và giáo dục trẻ của tr­ường.
- Năng lực chuyên môn của giáo viên không đồng đều, sự năng động và sáng tạo trong công tác của một số GV-NV còn hạn chế.
10. Mô hình và giải pháp đổi mới:
Năm học 2021 - 2022, nhà trường đã đăng ký với Phòng GD&ĐT Thanh Oai để thực hiện trong năm học, đó là mô hình với chủ đề Ứng dụng phương pháp giáo dục tiên tiến Steam vào hoạt động giáo dục trẻ trong trường mầm non”
Để thực hiện tốt mô hình này, Ban giám hiệu nhà trường đã chủ động xây dựng Kế hoạch, đề ra các nhiệm vụ và giải pháp thực hiện cụ thể như: Làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và phụ huynh học sinh về mục đích, ý nghĩa của việc Ứng dụng phương pháp giáo dục tiên tiến Steam vào hoạt động giáo dục trẻ trong trường mầm non”, giúp cho CB,GV,NV nhận thức đầy đủ, đúng đắn về tầm quan trọng của việc tạo dựng và duy trì chất lượng của nhà trường, mà ở đó học sinh và giáo viên luôn được tiếp cận với những phương pháp giáo dục đổi mới, sáng tạo và hiệu quả, trẻ được yêu thương, được tôn trọng, được an toàn. Bồi dưỡng, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mỗi CB,GV,NV và tuyên truyền để phụ huynh cùng phối hợp với giáo viên, tạo điều kiện về mọi mặt, nhằm thực hiện tốt mô hình “Ứng dụng phương pháp giáo dục tiên tiến Steam vào hoạt động giáo dục cho trẻ” và xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm, nâng cao kỹ năng ứng xử sư phạm, ý thức đạo đức nghề nghiệp, giáo dục học sinh để cô giáo và học sinh biết lắng nghe, thấu hiểu, biết tôn trọng và được an toàn, biết chia sẻ, được ghi nhận và yêu thương. Đồng thời Ban giám hiệu nhà trường cũng đã kịp thời phát hiện những tấm gương nhà giáo tận tụy, mẫu mực, có thành tích trong việc nghiên cứu, học tập, sáng tạo khi ứng dụng PPGD tiên tiến Steam vào hoạt động giáo dục cho trẻ trong nhà trường và công tác chăm sóc, giáo dục trẻ, tích cực xây dựng môi trường học tập lấy trẻ làm trung tâm, để tôn vinh, biểu dương, khen thưởng, để lan tỏa trong toàn trường, trong địa phương và tới cộng đồng xã hội. Với những giải pháp thực hiện trên, Nhà trường đã phát hiện để tôn vinh, biểu dương những tấm gương nhà giáo tiêu biểu, tận tụy, mẫu mực và có nhiều đổi mới, sáng tạo trong công tác như: Cô giáo Hoàng Thị Thi, Nguyễn Thị Anh, Tạ Thị Dương, Phạm Thị Hương, Ngô Thị Nga, Nguyễn Bích Huệ, Lê Thị Thanh yên...
11. Kiến nghị đề xuất:
- Phòng GD&ĐT th­ường xuyên tổ chức các chuyên đề và bồi d­ưỡng chuyên môn và các chuyên đề về ứng dụng các PPGD tiên tiến cho giáo viên của nhà tr­ường. Đồng thời tạo điều kiện tổ chức cho CB,GV,NV đi tham quan học tập tại các trường chuẩn Quốc gia trong Thành phố.
- UBND Huyện Thanh Oai, UBND Thành phố Hà Nội tiếp tục quan tâm đến chế độ chính sách của giáo viên, nhân viên mầm non, đặc biệt là những đội ngũ nhân viên nuôi dưỡng để họ yên tâm công tác.
Căn cứ vào kết quả đã đạt được về công tác thi đua trong năm học 2021 - 2022, đối chiếu với các tiêu chuẩn thi đua, nhà trường tự nhận danh hiệu thi đua: Tập thể lao động xuất sắc cấp Thành phố và đề nghị UBND Thành phố Hà Nội tặng Cờ thi đua năm học 2021 - 2022.
Trên đây là báo cáo kết quả thực hiện công tác thi đua năm học 2021-2022 của trường MN Mỹ Hưng. Kính mong được sự chỉ đạo, quan tâm và giúp đỡ của Phòng GD&ĐT Thanh Oai tạo điều kiện cho nhà trường chúng tôi tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa các chỉ tiêu, kế hoạch và nhiệm vụ của cấp trên giao cho vào những năm học tiếp theo./.
Xin trân trọng cảm ơn!
 
Nơi nhận:
- PGD&ĐT Thanh Oai (để b/c);
- Lưu VP nhà trường./.
HIỆU TRƯỞNG



Nhữ Thị Thủy

 

Tác giả: Nhữ Thị Thuỷ

Nguồn tin: Công tác thi đua khen thưởng:

Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://nukeviet.vn là vi phạm bản quyền

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây