QĐ kiện toàn BCĐ+Phân công N.vụ+KH phòng chống tai nạn thương tích năm 2022-2023

Thứ hai - 19/09/2022 23:44
 
 
 
 
UBND HUYỆN THANH OAI
TRƯỜNG MN MỸ HƯNG
Số: 83/QĐ-MNMH
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
                     Mỹ Hưng, ngày 08 tháng 8 năm 2022
  
QUYẾT ĐỊNH
V/v kiện toàn Ban chỉ đạo phòng chống tai nạn thương tích
Xây dựng trường học an toàn năm học 2022 - 2023

HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG MẦM NON MỸ HƯNG
Căn cứ luật tổ chức HĐND và UBND được Quốc hội khóa XI kỳ họp thứ IV thông qua ngày 26/11/2003;
Thực hiện kế hoạch chỉ đạo của phòng GD&ĐT Huyện Thanh Oai, Phòng Y tế Huyện Thanh Oai về Kế hoạch triển khai công tác phòng chống tai nạn thương tích và xây dựng trường học an toàn năm học 2022 - 2023,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Kiện toàn Ban chỉ đạo phòng chống tai nạn thương tích và xây dựng trường học an toàn năm học 20212 - 2023 gồm các đ/c có tên sau:
 
TT Họ và tên Chức vụ Nhiệm vụ phân công
1 Nhữ Thị Thủy Hiệu trưởng Trưởng ban
2 Nguyễn Thị Mai Phó Hiệu trưởng Phó ban thường trực
3 Nguyễn Thị Luận Trạm trưởng trạm y tế Phó ban
4 Đào Thị Thúy Phó Hiệu trưởng Thành viên
5 Lê Thị Giang NV Y tế Thành viên
6 Nguyễn Thị Thúy TT khu Trung Tâm Thành viên
7 Phạm Thị Hương TT Tổ giáo dục 4+5T Thành viên
8 Nguyễn Thị Hằng TT khu Quảng Minh Thành viên
9 Lê Thị Quỳnh TT Tổ nuôi dưỡng Thành viên
10 Nguyễn Tiến Hiệp Hội trưởng hội PH Thành viên
Điều 2:  Các thành viên trong BCĐ có nhiệm vụ XD kế hoạch phòng chống tai nạn thương tích và xây dựng trường học an toàn năm học 2022 - 2023. Đồng thời chỉ đạo triển khai thực hiện kế hoạch đến từng khu, lớp trong toàn trường.
Điều 3: Các đồng chí có tên trong danh sách Ban chỉ đạo nghiêm chỉnh thi hành quyết định này./.

 
Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Cơ quan chủ quản (để b/c);
- Lưu VP ./.
HIỆU TRƯỞNG



Nhữ Thị Thủy



 
UBND HUYỆN THANH OAI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG MN MỸ HƯNG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 84/PCNV-YTHĐ-MNMH                    Mỹ Hưng, ngày 08 tháng 8 năm 2022

PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
 Các thành viên trong Ban chỉ đạo phòng chống tai nạn thương tích
Xây dựng trường học an toàn
Năm học 2022 - 2023

Căn cứ Quyết định số 83/QĐ-MNMH ngày 08 tháng 8 năm 2022 của trường mầm non Mỹ Hưng về việc kiện toàn Ban chỉ đạo phòng chống tai nạn thương tích và xây dựng trường học an toàn năm học 2022 - 2023;
Căn cứ nhiệm vụ, chức năng của trường học về công tác phòng chống tai nạn thương tích và xây dựng trường học an toàn năm học 2022 - 2023;
Căn cứ tình hình thực tế tại đơn vị trường mầm non Mỹ Hưng;
Căn cứ vào năng lực của các thành viên trong Ban chỉ đạo công tác phòng chống tai nạn thương tích và xây dựng trường học an toàn năm học 2022 - 2023;
          Nay Trưởng Ban chỉ đạo công tác phòng chống tai nạn thương tích và xây dựng trường học an toàn năm học 2022 - 2023 trường mầm non Mỹ Hưng phân công trách nhiệm các thành viên, cụ thể như sau:
1. Bà Nhữ Thị Thủy - Hiệu trưởng - Trưởng Ban
- Quản lý, chỉ đạo chung công tác phòng chống tai nạn thương tích và xây dựng trường học an toàn năm học 2022 - 2023 của đơn vị.
- Duyệt kế hoạch, phân công nhiệm vụ các thành viên trong Ban chỉ đạo.
2. Bà Nguyễn Thị Mai -  Phó Hiệu Trưởng - Phó ban thường trực
- Điều hành, triển khai kế hoạch hoạt động của Ban chỉ đạo.
- Thay mặt Trưởng ban điều hành công việc khi được ủy quyền .
- Phân công cán bộ Y tế trường tiến hành xây dựng kế hoạch phòng chống tai nạn thương tích và xây dựng trường học an toàn năm học 2022 - 2023 của nhà trường và thực hiện các kế hoạch khác khi có yêu cầu.
- Có trách nhiệm tham mưu cho nhân viên y tế tổ chức các buổi ngoại khóa, tuyên truyền, nâng cao hiểu biết cho CB,GV,NV, PH và học sinh về phòng chống tai nạn thương tích và xây dựng trường học an toàn năm học 2022 - 2023.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi Trưởng ban phân công.
3. Bà Nguyễn Thị Luận - Trưởng trạm Y tế xã - Phó ban
- Giám sát việc thực hiện kế hoạch hoạt động của Ban chỉ đạo.
- Phối hợp với CB,GV,NV nhà trường xử lý các trường hợp không may xảy ra tai nạn thương tích trong nhà trường và thực hiện các kế hoạch khác khi nhà trường đề xuất.
4. Bà Đào Thị Thúy - Phó Hiệu trưởng - Thành viên
- Giúp Trưởng ban trong việc triển khai thực hiện kế hoạch phòng chống tai nạn thương tích và XD trường học an toàn năm học 2022-2023 theo sự phân công.
- Đôn đốc, thực hiện các hoạt động liên quan đến phần công việc được phân công phụ trách và đề xuất biện pháp thực hiện.
- Tham mưu với Ban chỉ đạo lên kế hoạch cụ thể về phòng chống tai nạn thương tích và xây dựng trường học an toàn năm học 2022 - 2023.
- Phối hợp với nhân viên y tế xử trí các tình huống xảy ra, kịp thời sơ cứu và đưa các em tới cơ sở y tế.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi Trưởng ban phân công.
5. Bà Lê Thị Giang - Y tế học đường - Thành viên
- Phụ trách phòng Y tế nhà trường.
- Lập kế hoạch phòng chống tai nạn thương tích và xây dựng trường học an toàn năm học 2022 - 2023, quản lý tủ thuốc nhà trường; tham mưu với Hiệu trưởng lên kế hoạch mua sắm vật tư, dụng cụ, các thiết bị Y tế nhà trường;
- Phụ trách công tác công tác khám, sơ cấp cứu ban đầu cho CB,GV,NV và HS trong nhà trường khi có tai nạn sảy ra.
- Tham mưu với Ban chỉ đạo lên kế hoạch cụ thể về công tác vệ sinh trường học, phòng chống tai nạn trường học, chống bệnh học đường.
- Phụ trách công tác tuyên truyền công tác Y tế trường học, xây dựng kế hoạch ngoại khóa truyền thông về phòng chống tai nạn thương tích và xây dựng trường học an toàn năm học 2022 - 2023.
- Kiểm tra công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, lưu mẫu thức ăn theo ngày.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi Trưởng ban phân công.
6. Bà Nguyễn Thị Thúy - TT khu Trung Tâm - Thành viên
- Giúp Trưởng ban trong việc triển khai thực hiện kế hoạch về phòng chống tai nạn thương tích và xây dựng trường học an toàn năm học 2022 - 2023 theo sự phân công.
- Thực hiện các hoạt động liên quan đến phần công việc được phân công phụ trách và đề xuất biện pháp thực hiện.
- Tham mưu với Ban chỉ đạo lên kế hoạch cụ thể về công tác phòng chống tai nạn thương tích và xây dựng trường học an toàn năm học 2022 - 2023.
- Phối hợp với nhân viên y tế xử trí các tình huống xảy ra, kịp thời sơ cứu và đưa các em tới cơ sở y tế.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi Trưởng ban phân công.
7. Bà Phạm Thị Hương - GV, TT tổ GD 4+5T- Thành viên
- Giúp Trưởng ban trong việc điều phối, triển khai thực hiện kế hoạch về phòng chống tai nạn thương tích và xây dựng trường học an toàn năm học 2022 - 2023 theo sự phân công.
- Kiểm tra, đôn đốc các hoạt động liên quan đến phân công việc được phân công phụ trách và đề xuất biện pháp thực hiện, nhắc nhở GVCN các lớp phối hợp với Ban chỉ đạo công tác phòng chống tai nạn thương tích và xây dựng trường học an toàn năm học 2022 - 2023 một cách hiệu quả nhất khi được yêu cầu.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi Trưởng ban phân công.
8. Bà Nguyễn Thị Hằng - TT khu Quảng Minh - Thành viên
- Giúp Trưởng ban trong việc triển khai thực hiện kế hoạch về phòng chống tai nạn thương tích và xây dựng trường học an toàn năm học 2022 - 2023 theo sự phân công.
- Thực hiện các hoạt động liên quan đến phần công việc được phân công phụ trách và đề xuất biện pháp thực hiện tại khu Quảng Minh.
- Tham mưu với Ban chỉ đạo lên kế hoạch cụ thể về công tác phòng chống tai nạn thương tích và xây dựng trường học an toàn năm học 2022 - 2023.
- Phối hợp với nhân viên y tế xử trí các tình huống xảy ra, kịp thời sơ cứu và đưa các em tới cơ sở y tế.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi Trưởng ban phân công.
9. Bà Lê Thị Quỳnh - Tổ trưởng Tổ nuôi dưỡng - Thành viên
- Giúp trưởng ban trong việc triển khai thực hiện kế hoạch về phòng chống tai nạn thương tích và xây dựng trường học an toàn năm học 2022 - 2023.
- Đôn đốc các hoạt động liên quan đến phần công việc được phân công phụ trách và đề xuất biện pháp thực hiện.
- Có trách nhiệm đảm bảo vệ sinh an toàn trong khi nấu ăn.
- Thực hiện đúng thực đơn dinh dưỡng đã được đề ra.
- Xây dựng và lên thực đơn đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho học sinh bán trú và chịu trách nhiệm về hồ sơ bán trú, chế độ ăn hàng ngày của trẻ.
- Cùng tham mưu với Ban chỉ đạo xây dựng bếp ăn tập thể đạt hiệu quả, vệ sinh, an toàn.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi Trưởng ban phân công.
10. Ông Nguyễn Tiến Hiệp - Hội trưởng HPH - Thành viên
- Giúp Trưởng ban trong việc điều phối, triển khai thực hiện kế hoạch về phòng chống tai nạn thương tích và xây dựng trường học an toàn năm học 2022 - 2023 theo sự phân công.
    - Đôn đốc các hoạt động liên quan đến phân công việc được phân công phụ trách và đề xuất biện pháp thực hiện.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi Trưởng ban phân công.
Trên đây là bảng phân công nhiệm vụ các thành viên trong Ban chỉ đạo công tác phòng chống tai nạn thương tích và xây dựng trường học an toàn trường mầm non Mỹ Hưng năm học 2022 - 2023. Yêu cầu các thành viên trong Ban chỉ đạo nghiêm túc triển khai thực hiện. Trong quá trình triển khai nếu có vướng mắc đề nghị báo cáo cho Trưởng ban chỉ đạo để xem xét giải quyết./.

 
  Nơi nhận:
- PGD&ĐT, TTYT huyện T.Oai (để b/c)
- Các thành viên trong BCĐ (để t/h);
- Lưu VP ./.


 
T/M BAN CHỈ ĐẠO
Trưởng ban




Nhữ Thị Thủy







 

UBND HUYỆN THANH OAI
TRƯỜNG MN MỸ HƯNG
Số: 85/KH-MNMH

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
                   Mỹ Hưng, ngày 08 tháng 8 năm 2025
 
         

                                                            KẾ HOẠCH
           Triển khai công tác phòng chống tai nạn thương tích và xây dựng
                               trường học an toàn năm học 2022 - 2023

Thực hiện công văn chỉ đạo của phòng GD&ĐT Huyện Thanh Oai về kế hoạch triển khai công tác phòng chống tai nạn thương tích và xây dựng trường học an toàn năm học 2022 - 2023;
Trường MN Mỹ Hưng xây dựng Kế hoạch về công tác phòng chống tai nạn thương tích và xây dựng trường học an toàn năm học 2022 - 2023 như sau:
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Nâng cao nhận thức và năng lực cho CB,GV,NV, phụ huynh và học sinh trong việc phòng chống tai nạn thương tích (PCTNTT), phòng chống dịch bệnh, xây dựng trường học an toàn. Chú trọng nội dung phòng chống tai nạn giao thông, bạo lực, đuối nước nhằm giảm tối đa tỷ lệ tai nạn thương tích trong và ngoài trường học .
Tăng cường công tác tuyên truyền PCTNTT, 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường được tập huấn về kiến thức và kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích và 100% phụ huynh và các cháu được tuyên truyền về PCTNTT và xây dựng trường học an toàn.
Xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh chăm ngoan” tạo môi trường sống, làm việc và học tập an toàn, thân thiện và lành mạnh cho toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong toàn trường.
II. NỘI DUNG:
1. Công tác tổ chức, chỉ đạo:
- Tổ chức rà soát, củng cố và nâng cao chất lượng điều hành, năng lực chỉ đạo triển khai các hoạt động PCTNTT của BCĐ và các nhóm lớp trong nhà trường.
            - Ban chỉ đạo nhà trường xây dựng kế hoạch, cung cấp tài liệu sách báo, tranh ảnh phục vụ cho công tác tập huấn, tuyên truyền và giáo dục.
          - Chỉ đạo bồi dưỡng, hướng dẫn cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và phụ huynh cách phòng chống tai nạn thương tích và XD trường học an toàn cho trẻ trong và ngoài nhà trường.
          - Thực hiện công tác kiểm tra, sơ kết, tổng kết, báo cáo kết quả triển khai thực hiện kế hoạch phòng chống TNTT và xây dựng trường học an toàn.
          - Cập nhật và theo dõi các vụ TNTT đã xảy ra đối với trẻ trong nhà trường để kịp thời xử lý, chấn chỉnh và rút kinh nghiệm trong nhà trường.
2. Công tác bồi dưỡng, tập huấn, giáo dục và tuyên truyền:
          Duy trì đẩy mạnh việc lồng ghép các nội dung phòng chống TNTT, xây dựng trường học an toàn vào các hoạt động hàng ngày của trẻ ở mọi lúc mọi nơi.
          Phối hợp tốt giữa gia đình, nhà trường và toàn xã hội trong việc giáo dục cho trẻ biết giữ gìn và bảo vệ môi trường, tích cực tham gia công tác phòng chống dịch covid-19, dịch sốt suất huyết, dịch cúm mùa, phòng chống TNTT, xây dựng trường học an toàn, thân thiện.
          Tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và các cháu nắm vững được những kiến thức cơ bản về các yếu tố, nguy cơ và cách phòng chống tai nạn thương tích, tập trung triển khai một số chuyên đề:
          - Giáo dục nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo, chống xâm phạm nhân phẩm và thân thể của các cháu.
          - Giáo dục cho các cháu biết sống thân thiện, hòa nhập với cộng đồng, đoàn kết với bạn bè, vui vẻ, tự tin trong các hoạt động.
          - Giáo dục về luật ATGT, phòng chống đuối nước, cháy nổ, điện giật…
          - Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn về công tác phòng chống dịch Covid-19, dịch sốt xuất huyết, dịch cúm mùa, công tác vệ sinh dinh dưỡng và ATTP trong nhà trường.
          - Tăng cường việc GD cho trẻ các kỹ năng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe, bảo vệ và ứng phó với những tình huống bất thường do thiên tai gây ra (Mưa úng, bão lụt, sấm sét…). Cung cấp kịp thời cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh và các cháu các kiến thức cơ bản trong việc thực hành các tình huống.
          - Phối hợp với trạm y tế xã hướng dẫn sơ, cấp cứu một số TNTT thường gặp trong nhà trường.
          - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, lồng ghép nội dung phòng chống TNTT với tuần lễ Quốc gia về an toàn vệ sinh trong lao động, phòng chống cháy nổ, tháng an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn giao thông với các hình thức tuyên truyền phong phú và đạt hiệu quả cao.
3. Công tác khảo sát, khắc phục các nguy cơ gây tai nạn thương tích và xử lý khi TNTT xảy ra:
          Tiếp tục phối hợp tốt với các cơ quan: Công an, y tế…, tham mưu với chính quyền địa phương về công tác khảo sát nguy cơ TNTT trong và ngoài nhà trường. Phân tích, xác định rõ nguyên nhân dẫn đến các tai nạn thương tích, từ đó bổ sung các biện pháp phòng chống TNTT có hiệu quả.
          Chủ động giám sát, phát hiện và có biện pháp khắc phục các nguy cơ gây TNTT, không để xảy ra tai nạn nghiêm trọng trong nhà trường. Chủ động xây dựng phương án thoát hiểm đảm bảo an toàn cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và các cháu khi có thiên tai, hỏa hoạn xảy ra…., cần xử lý nhanh chóng, kịp thời đúng quy định khi có TNTT xảy ra.
          Trang bị đầy đủ tủ thuốc sơ cứu theo đúng yêu cầu quy định.
          Đảm bảo tuyệt đối công tác vệ sinh dinh dưỡng và ATTP và công tác phòng chống dịch Covid-19, sốt xuất huyết, dịch cúm mùa trong nhà trường.
* Một số nguy cơ xảy ra tai nạn và cách phòng tránh:
 
TT Các tình huống xảy ra Biện pháp phòng tránh

1
Ngã, té do:
- Sàn nhà trơ, bậc cầu thang, khung cửa sổ, lan can, bàn ghế, khu vui chơi.
- Nhả từ trên cao xuống.
- Chạy nhảy, đuổi nhau.
- Leo trèo cây, cầu thang.
- Mặt sân trường gồ ghề
- Cầu thang, ban công, lan can, cửa sổ trong khu vực trường cần đảm bảo an toàn, có tay vịn, có cửa chắn ở đầu và cuối khu vực cầu thang.
- Bàn ghế vững chắc, mặt bàn nhẵn, góc bàn không nhọn.
- Không cho trẻ leo trèo lan can cầu thang, cửa sổ, lan can hiên lớp học...
- Không cho trẻ chạy nhảy, đuổi nhau, chơi khu vực vườn cổ tích, vận động khi không có sự giảm sát của GV.
- Luôn giữ sàn nhà, sàn nhà vệ sinh khô giáo.
- Sân trường bằng phẳng, không mấp mô, gồ ghề, trơn trượt, đọng nước.
- Các góc, cạnh bồn hoa cây cảnh trong khu vực vận động, sân trường không để góc cạnh.
2 Bị các vật sắc nhọn đâm vào phần mềm gây thương tích và chảy máu. - Giáo viên cần chỉ dẫn cho trẻ thấy được sự nguy hiểm của các vật sắc nhọn khi chơi.
- Các vật sắc nhọn như dao, kéo GV cần để cao hơn trẻ để trẻ không với tới.
- Cán bộ Y tế và GV cần phải nắm rõ cách sơ cứu khi có trẻ bị thương tích.
3 Bỏng do:
- Thức ăn còn nóng, nước sôi, hóa chất...
- Không để trẻ đến gần khu vực có thức ăn còn nóng, khu vực nhà bếp.
- Các khu vực để hóa chất cần để cao hơn tầm tay của trẻ.
- Thức ăn đưa về lớp không quá nóng.
- Giáo viên không được dùng điện để đun nấu, ủi đồ trong khu vực lớp học.
4 Đuối nước do: Ao hồ, Bể bơi, bể nước, thau, chậu, xô để nước... - Giáo viên cần GD cho trẻ không nên tắm ở ao hồ, bể bơi khi không có người lớn bên cạnh.
- Tuyên truyền và khuyến khích PH nên cho trẻ đi tập bơi.
- Các bể nước phải có nắp đậy và khóa, các thùng chứa nước phải có nắp đậy, không để tồn, chứa nước trong các xô chậu trong nhà vệ sinh.
5 Điện giật do:
- Các thiết bị dây điện đã cú, bị hở do lâu ngày, chuột, dán gậm nhấm.
- Hệ thống điện trong lớp xuống cấp, không an toàn.
- Cầu giao điện và các ổ cắm điện  phải đặt ở những nơi trẻ không với tới  được.
- Các dụng cụ, thiết bị điện phải đảm bảo an toàn, không hở mạch điện, không để ở gần các khu vực trẻ hay đi lại. Giáo viên phải thường xuyên kiểm tra thiết bị điện trong lớp, nếu thấy không an toàn phải cho sửa chữa và thay thế.
- Giáo viên cần tắt hết nguồn điện trước khi không sử dụng nữa và trước khi ra khỏi phòng. Lấy băng dính bịt kín các ổ điện không thường xuyên sử dụng đến.
6 Hóc dị vật do:
- Đồ dùng, đồ chơi ở lớp.
- Thức ăn.
- Khi trẻ HĐ chơi ở các góc, giáo viên phải thường xuyên quam tâm nhắc nhở trẻ chơi đúng cách. Các góc chơi của trẻ phải có nội quy chơi, GD trẻ không cầm đồ chơi nhỏ: sỏi, khuy áo, hột hạt... đưa vào tai, mũi, miệng....
4. Công tác kiếm tra, đánh giá:
          Phối hợp tốt với các cơ quan chức năng, tăng cường công tác kiểm tra, đặc biệt là công tác kiểm tra đột xuất về điều kiện cơ sở vật chất, vật liệu cháy nổ, đồ dùng gây nguy hiểm. Nhà trường cần có biện pháp phát hiện kịp thời các nguy cơ gây ra TNTT trong nhà trường để không xảy ra những điều đáng tiếc.
          Thường xuyên tổ chức, tự kiểm tra, đánh giá theo quy định về xây dựng trường học an toàn và phòng chống TNTT của Bộ GD&ĐT quy định.
5. Chế độ thông tin, báo cáo:
Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định 3 tháng/lần; Ban chỉ đạo của trường họp và thống kê, báo cáo Ban chỉ đạo của ngành GD&ĐT quy định.
Trường hợp xảy ra các sự cố bất thường, yêu cầu GV các khu phải báo cáo về thường trực Ban chỉ đạo phòng chống TNTT của trường (Ban giám hiệu).
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
 
Thời gian Nội dung hoạt động Kết quả

Tháng 8-9/2022
- Kiện toàn Ban chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong BCĐ, xây dựng kế hoạch về công tác phòng chống tai nạn thương tích và xây dựng trường học an toàn năm học 2022 - 2023.
- Chỉ đạo công tác tổng vệ sinh môi trường của các khu và nhóm lớp, xây dựng kế hoạch tuyên tuyền phòng chống dịch Covid-19, dịch sốt xuất huyết, dịch cúm mùa, dịch chân tay miệng tới toàn thể CB,GV,NV và PH trong toàn trường.
- Kiểm tra độ an toàn của đồ dùng, đồ chơi và các trang thiết bị khác.
- Tổng VSMT khử khuẩn toàn trường và các nhóm lớp.
- Bồi dưỡng cho CB,GV,NV về công tác phòng chống TNTT cho trẻ trong nhà trường, công tác tuyên truyền phòng chống dịch Covid-19, sốt xuất huyết, dịch cúm mùa.
 

Tháng 10/2022
- Chỉ đạo GV,NV toàn trường thường xuyên thực hiện công tác vệ sinh MT, vệ sinh các nhóm lớp, vệ sinh đồ dùng, dụng cụ của lớp. Tích cực tuyên truyền về công tác phòng chống Covid-19, dịch sốt xuất huyết, dịch cúm mùa, dịch chân tay miệng.
- GD trẻ có một số hiểu biết về hành vi, thái độ trong việc tham gia bảo vệ VSMT.
- Chỉ đạo GV lồng ghép nội dung GD dinh dưỡng và sức khỏe cho học sinh vào các hoạt động hàng ngày ở lớp.
 

Tháng 11/2022
- Mua bổ sung đồ dùng, đồ chơi, đồ dùng dụng cụ để phòng chống TNTT cho trẻ.
- Khám sức khỏe lần 1 cho trẻ toàn trường.
- Kiểm tra việc thực hiện công tác phòng chống tai nạn thương tích, công tác VSMT phòng chống dịch Covid-19, dịch sốt xuất huyết, dịch cúm mùa và vệ sinh dinh dưỡng và ATTP của GV, NV.
 

Tháng 12/2022
- Quan tâm, chăm sóc trẻ vào mùa đông: Nhắc nhở trẻ thường xuyên mặc quần áo ấm, đầu đội mũ và chân đi giày, tất…
- Tuyên truyền với phụ huynh để họ chủ động phòng và tránh các dịch bệnh cho trẻ trong mùa đông.
 

Tháng 1/2023
- Thực hiện tốt công tác phòng tránh dịch bệnh Covid-19, dịch sốt xuất huyết, dịch cúm mùa, dịch chân tay miệng và giữ gìn bảo vệ môi trường.
- Chỉ đạo tổng VSMT, GD trẻ có những hiểu biết và hành vi, thái độ tốt trong việc tham gia bảo vệ môi trường, công tác phòng chống dịch Covid-19, dịch sốt xuất huyết, dịch cúm mùa.
- Đảm bảo vệ sinh ATTP trong dịp tết nguyên đán, các lễ hội tại địa phương và phòng tránh ngộ độc thực phẩm.
 

Tháng 2/2023
- Thực hiện tháng ATGT với chủ đề “Văn hóa giao thông”; “Tôi yêu Việt Nam”.
- Tiếp tục XD cảnh quan môi trường SP, trường học xanh, sạch, đẹp.
 

Tháng 3/2023
- Tiếp tục chỉ đạo việc phòng tránh các bệnh truyền nhiễm thường gặp tại địa phương, như: Covid-19, dịch sốt xuất huyết, dịch cúm mùa, dịch chân tay miệng, đau mắt hột, sốt vi rút, thủy đậu…
- Vệ sinh đồ dúng, đồ chơi, dụng cụ, các loại vật chứa tại các lớp.
 

Tháng 4/2023
- Tuyên truyền cách phòng và xử lý một số bệnh thường gặp ở trẻ, tổ chức bồi dưỡng, thảo luận các tình huống gây ra TNTT và cách xử lý 1 số bệnh thường gặp ở trẻ (Bỏng, hóc xương, sặc, ngã…)
- Tổ chức khám sức khỏe cho trẻ toàn trường lần 2.
 

Tháng 5/2023
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ để tránh các bệnh thường gặp trong mùa hè, nhắc nhở và GD trẻ thường xuyên giữ gìn VSCN, VSMT, đầu đội mũ khi ra đường, không chơi ngoài nắng, ăn chín uống sôi…
- Tổng VSMT, tham mưu với UBND xã phun thuốc diệt ruồi, muỗi…để phòng và chống các dịch bệnh có nguy cơ xảy ra.
 

Tháng 6,7,8/2023
- Tiếp tục chỉ đạo và thực hiện tốt công tác phòng tránh dịch bệnh trong mùa hè.
- XD kế hoạch kiểm tra tu sửa, trang bị CSVC để chuẩn bị tốt cho năm học mới.
 
Trên đây là kế hoạch phòng chống tai nạn thương tích và XD trường học an toàn cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh và các cháu của trường mầm non Mỹ Hưng năm học 2022 - 2023. Nhà trường yêu cầu toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên toàn trường nghiêm túc thực hiện tốt các nội dung kế hoạch đã đề ra./.

 
Nơi nhận:
- Phòng GD&ĐT Thanh Oai (để b/c);
- TTYT Huyện Thanh Oai (để b/c);
- Trường MNMH (để t/h);
- Lưu VP./.
T/M BAN CHỈ ĐẠO
Trưởng ban



Nhữ Thị Thủy

 

Tác giả: Nhữ Thị Thuỷ

Nguồn tin: Công tác y tế học đường:

Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://nukeviet.vn là vi phạm bản quyền

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây