KH tổng VSMT, khử khuẩn năm 2022-2023

Thứ hai - 19/09/2022 23:39
 
 
 
 
UBND HUYỆN THANH OAI
TRƯỜNG MN MỸ HƯNG
Số: 72/QĐ-MNMH
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
                     Mỹ Hưng, ngày 08 tháng 8 năm 2022

QUYẾT ĐỊNH
V/v Kiện toàn Ban chỉ đạo tổ chức chiến dịch tổng vệ sinh môi trường, khử khuẩn chủ động phòng chống dịch Covid-19, sốt xuất huyết, tay chân miệng,  
Cúm mùa, thuỷ đậu năm học 2022 - 2023

HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG MẦM NON MỸ HƯNG
Thực hiện Chỉ thị 23/2006/CT-TTg ngày 12/7/2006 của Thủ tướng Chính Phủ về tăng cường công tác y tế trường học;
Thực hiện công văn chỉ đạo của các cấp về tăng cương công tác phòng chống dịch Covid-19, sốt xuất huyết, dịch Tay - chân - miệng, cúm mùa, thủy đậu, bạch hầu... năm học 2022 - 2023;
Thực hiện kế hoạch chỉ đạo của Trung tâm Y tế Huyện Thanh Oai, Phòng Y tế Huyện Thanh Oai, PGD&ĐT Huyện Thanh Oai về việc tổ chức chiến dịch vệ sinh môi trường, khử khuẩn chủ động phòng chống dịch Covid-19, sốt xuất huyết, dịch Tay-chân-miệng, cúm mùa, thủy đậu, bạch hầu...năm học 2022-2023;
Xét đề nghị của nhân viên Y tế,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Kiện toàn Ban chỉ đạo tổ chức chiến dịch vệ sinh môi trường, khử khuẩn chủ động phòng chống Covid-19, sốt xuất huyết, cúm mùa, dịch Tay - chân - miệng, thủy đậu, bạch hầu... năm học 2022 - 2023 gồm các đồng chí có tên sau:
 
STT Họ và tên Chức vụ Nhiệm vụ
1 Nhữ Thị Thủy Hiệu Trưởng Trưởng ban
2 Nguyễn Thị Mai Phó Hiệu trưởng Phó ban TT
3 Nguyễn Thị Luận Trạm trưởng trạm y tế Phó ban
4 Đào Thị Thúy Phó Hiệu trưởng Thành viên
5 Lê Thị Giang Nhân viên y tế Thành viên
6 Phạm Thị Như Ngọc BCH Chi đoàn Thành viên
7 Phạm Thị Hương Tổ trưởng tổ GD Thành viên
8 Nguyễn Thị Hằng Tổ trưởng khu Quảng Minh Thành viên
9 Nguyễn Thị Thúy Tổ trưởng khu Trung Tâm Thành viên
10 Lê Thị Quỳnh Tổ trưởng Tổ nuôi dưỡng Thành viên
11 Nguyễn Tiến Hiệp Trưởng ban Hội PH Thành viên

Điều 2:  Các thành viên trong Ban chỉ đạo có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch tổ chức chiến dịch vệ sinh môi trường, khử khuẩn chủ động phòng chống dịch Covid-19, sốt xuất huyết, cúm mùa, dịch Tay - chân - miệng, thủy đậu, bạch hầu... năm học 2022 - 2023. Đồng thời chỉ đạo triển khai thực hiện kế hoạch đến từng khu, lớp trong toàn trường theo đúng kế hoạch đã xây dựng.
Điều 3: Các đồng chí có tên trong danh sách Ban chỉ đạo nghiêm chỉnh thi hành Quyết định này. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký./.

 
Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Cơ quan chủ quản (để b/c);
- Lưu VP ./.
HIỆU TRƯỞNG



Nhữ Thị Thủy






























 
UBND HUYỆN THANH OAI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
  TRƯỜNG MN MỸ HƯNG               Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
  Số: 73/PCNV-YTHĐ-MNMH             Mỹ Hưng, ngày 08 tháng 8 năm 2022
       

PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
 Các thành viên trong BCĐ tổ chức chiến dịch tổng vệ sinh môi trường, khử khuẩn chủ động phòng chống dịch Covid-19, sốt xuất huyết, cúm mùa, bệnh tay chân miệng, thủy đậu, bạch hầu năm học 2022 - 2023

Căn cứ Quyết định số 72/QĐ-MNMH ngày 08 tháng 8 năm 2022 của trường mầm non Mỹ Hưng về việc kiện toàn Ban chỉ đạo tổ chức chiến dịch tổng vệ sinh môi trường, khử khuẩn chủ động phòng chống dịch Covid-19, sốt xuất huyết, cúm mùa, dịch tay-chân-miệng, thủy đậu... năm học 2022 - 2023;
Căn cứ nhiệm vụ, chức năng của trường học về công tác vệ sinh môi trường, khử khuẩn chủ động phòng chống dịch Covid-19, sốt xuất huyết, Cuma mùa, dịch tay-chân-miệng, thủy đậu...
Căn cứ tình hình thực tế tại đơn vị trường mầm non Mỹ Hưng;
Căn cứ vào năng lực của các thành viên trong BCĐ công tác vệ sinh môi trường, khử khuẩn chủ động phòng chống dịch Covid-19, sốt xuất huyết, cúm mùa, dịch tay-chân-miệng, thủy đậu...
          Nay Trưởng Ban chỉ đạo công tác tổng vệ sinh môi trường, khử khuẩn chủ động phòng chống dịch Covid-19, sốt xuất huyết, cúm mùa, dịch tay-chân-miệng, thủy đậu... trường mầm non Mỹ Hưng phân công trách nhiệm các thành viên, cụ thể như sau:
1. Bà Nhữ Thị Thủy - Hiệu trưởng - Trưởng Ban
- Quản lý, chỉ đạo chung công tác Y tế của đơn vị.
- Duyệt kế hoạch, phân công nhiệm vụ các thành viên trong Ban chỉ đạo.
2. Bà Nguyễn Thị Mai -  Phó Hiệu Trưởng - Phó ban thường trực
- Điều hành, triển khai kế hoạch hoạt động của Ban chỉ đạo.
- Thay mặt Trưởng ban điều hành công việc khi được ủy quyền .
- Phân công cán bộ Y tế trường tiến hành XD kế hoạch vệ sinh môi trường, khử khuẩn chủ động phòng chống dịch Covid-19, sốt xuất huyết, cúm mùa, dịch tay-chân-miệng, thủy đậu...và thực hiện các kế hoạch khác khi có yêu cầu.
- Chịu trách nhiệm giúp Trưởng Ban trong việc theo dõi, giám sát, tổ chức chỉ đạo chuyên môn trong công tác vệ sinh môi trường, khử khuẩn chủ động phòng chống dịch Covid-19, sốt xuất huyết, cúm mùa, dịch tay-chân-miệng, thủy đậu. Trực tiếp phụ trách GV,NV thực hiện công tác vệ sinh môi trường, khử khuẩn chủ động phòng chống dịch Covid-19, sốt xuất huyết, cúm mùa, dịch tay-chân-miệng, thủy đậu.
- Có trách nhiệm chỉ đạo NVYT tổ chức các buổi ngoại khóa, tuyên truyền, nâng cao hiểu biết cho CB,GV,NV,PH và các cháu về việc vệ sinh môi trường, khử khuẩn chủ động phòng chống dịch Covid-19, sốt xuất huyết, cúm mùa, dịch tay-chân-miệng, thủy đậu.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi Trưởng ban phân công.
3. Bà Nguyễn Thị Luận - Trưởng trạm Y tế xã - Phó ban
- Điều hành, triển khai kế hoạch hoạt động của Ban chỉ đạo.
- Theo dõi, giám sát và phân công cán bộ Y tế xã phối hợp với CB,GV,NV trong nhà trường thực hiện công tác tuyên truyền phòng tránh dịch, thực hiện vệ sinh môi trường, khử khuẩn chủ động phòng chống dịch Covid-19, sốt xuất huyết, cúm mùa, dịch tay-chân-miệng, thủy đậu và các kế hoạch khác khi có yêu cầu.
4. Bà Đào Thị Thúy - Phó Hiệu trưởng - Thành viên
- Giúp Trưởng ban trong việc điều phối, triển khai thực hiện kế hoạch vệ sinh môi trường, khử khuẩn chủ động phòng chống dịch Covid-19, sốt xuất huyết, cúm mùa, dịch tay-chân-miệng, thủy đậu theo sự phân công.
- Trực tiếp đôn đốc các hoạt động liên quan đến phần công việc được phân công phụ trách và đề xuất biện pháp thực hiện.
- Tham mưu với Ban chỉ đạo lên kế hoạch cụ thể về công tác vệ sinh môi trường, khử khuẩn chủ động phòng chống dịch Covid-19, sốt xuất huyết, cúm mùa, dịch tay-chân-miệng, thủy đậu trong nhà trường.
5. Bà Lê Thị Giang - Y tế học đường - Thành viên
- Phụ trách phòng Y tế nhà trường.
- Lập kế hoạch về công tác vệ sinh môi trường, khử khuẩn chủ động phòng chống dịch Covid-19, sốt xuất huyết, cúm mùa, dịch tay-chân-miệng, thủy đậu. Quản lý tủ thuốc nhà trường; tham mưu với Hiệu trưởng lên kế hoạch mua sắm vật tư, dụng cụ, các thiết bị Y tế phục vụ cho công tác phòng chống dịch;
- Tham mưu với Ban chỉ đạo lên kế hoạch cụ thể về công tác VSMT, khử khuẩn chủ động phòng chống dịch Covid-19, sốt xuất huyết, cúm mùa, dịch tay-chân-miệng, thủy đậu.
- Phụ trách công tác tuyên truyền vệ sinh môi trường, khử khuẩn chủ động phòng chống dịch Covid-19, sốt xuất huyết, cúm mùa, dịch tay-chân-miệng, thủy đậu, xây dựng kế hoạch ngoại khóa truyền thông về sức khỏe, dịch bệnh, và cách phòng chống dịch....
6. Bà Phạm Thị Như Ngọc - BCH Chi đoàn - Thành viên
- Giúp Trưởng ban trong việc điều phối, triển khai thực hiện kế hoạch về vệ sinh môi trường, khử khuẩn chủ động phòng chống dịch Covid-19, sốt xuất huyết, cúm mùa, dịch tay-chân-miệng, thủy đậu theo sự phân công.
- Trực tiếp đôn đốc các hoạt động liên quan đến phần công việc được phân công phụ trách và đề xuất biện pháp thực hiện.
- Tham mưu với Ban chỉ đạo lên kế hoạch cụ thể về công tác phòng tránh dịch sốt xuất huyết vệ sinh môi trường, khử khuẩn chủ động phòng chống Covid-19, sốt xuất huyết, cúm mùa, dịch tay-chân-miệng, thủy đậu trong nhà trường.
7. Bà Phạm Thị Hương - GV, Tổ trưởng tổ GD 4+5T - Thành viên.
- Giúp Trưởng ban trong việc điều phối, triển khai thực hiện kế hoạch vệ sinh môi trường, khử khuẩn chủ động phòng chống dịch Covid-19, sốt xuất huyết, cúm mùa, dịch tay-chân-miệng, thủy đậu theo sự phân công.
- Trực tiếp kiểm tra, đôn đốc các hoạt động liên quan đến phân công việc được phân công phụ trách và đề xuất biện pháp thực hiện.
- Đôn đốc, nhắc nhở GV các lớp phối hợp với BCĐ tổng vệ sinh môi trường, khử khuẩn chủ động phòng chống dịch Covid-19, sốt xuất huyết, cúm mùa, dịch tay-chân-miệng, thủy đậu một cách hiệu quả nhất khi được yêu cầu.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi Trưởng ban phân công.
8. Bà Nguyễn Thị Hằng - Tổ trưởng khu Quảng Minh - Thành viên.
- Giúp Trưởng ban trong việc điều phối, triển khai thực hiện kế hoạch vệ sinh môi trường, khử khuẩn chủ động phòng chống dịch Covid-19, sốt xuất huyết, cúm mùa, dịch tay-chân-miệng, thủy đậu theo sự phân công tại khu Quảng Minh.
- Trực tiếp đôn đốc các hoạt động liên quan đến phần công việc được phân công phụ trách và đề xuất biện pháp thực hiện tại khu Quảng Minh.
- Tham mưu với Ban chỉ đạo lên kế hoạch cụ thể về công tác tuyên truyền vệ sinh môi trường, khử khuẩn chủ động phòng chống dịch Covid-19, sốt xuất huyết, cúm mùa, dịch tay-chân-miệng, thủy đậu trong nhà trường.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi Trưởng ban phân công.
9. Bà Nguyễn Thị Thúy - TT khu Trung Tâm - Thành viên.
- Giúp Trưởng ban trong việc điều phối, triển khai thực hiện kế hoạch về vệ sinh môi trường, khử khuẩn chủ động phòng chống dịch Covid-19, sốt xuất huyết, cúm mùa, dịch tay-chân-miệng, thủy đậu theo sự phân công.
- Trực tiếp đôn đốc các hoạt động liên quan đến phần công việc được phân công phụ trách và đề xuất biện pháp thực hiện công tác tuyên truyền.
- Tham mưu với BCĐ lên kế hoạch cụ thể về công tác tuyên truyền VSMT, khử khuẩn chủ động phòng chống dịch Covid-19, sốt xuất huyết, cúm mùa, dịch tay-chân-miệng, thủy đậu.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi Trưởng ban phân công.
10. Bà Lê Thị Quỳnh - TT Tổ nuôi dưỡng - Thành viên.
- Giúp Trưởng ban trong việc điều phối, triển khai thực hiện kế hoạch về vệ sinh môi trường, khử khuẩn chủ động phòng chống dịch Covid-19, sốt xuất huyết, cúm mùa, dịch tay-chân-miệng, thủy đậu theo sự phân công.
- Trực tiếp đôn đốc các hoạt động liên quan đến phần công việc được phân công phụ trách và đề xuất biện pháp thực hiện công tác tuyên truyền.
- Tham mưu với BCĐ lên kế hoạch cụ thể về công tác tuyên truyền VSMT, khử khuẩn chủ động phòng chống dịch Covid-19, sốt xuất huyết, cúm mùa, dịch tay-chân-miệng, thủy đậu.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi Trưởng ban phân công.
11. Ông Nguyễn Tiến Hiệp - Hội trưởng HPH - Thành viên.
- Giúp Trưởng ban trong việc điều phối, triển khai thực hiện kế hoạch về vệ sinh môi trường, khử khuẩn chủ động phòng chống dịch Covid-19, sốt xuất huyết, cúm mùa, dịch tay-chân-miệng, thủy đậu theo sự phân công.
- Phối hợp với GV,NV trong nhà thực hiện công tác tuyên truyền VSMT, khử khuẩn chủ động phòng chống dịch Covid-19, sốt xuất huyết, cúm mùa, dịch tay-chân-miệng, thủy đậu.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi Trưởng ban phân công.
Trên đây là bảng phân công nhiệm vụ các thành viên trong Ban chỉ đạo công tác tổng vệ sinh môi trường, khử khuẩn chủ động phòng chống dịch Covid-19, sốt xuất huyết, cúm mùa, dịch tay-chân-miệng, thủy đậu của trường mầm non Mỹ Hưng năm học 2022 - 2023. Yêu cầu các thành viên trong Ban chỉ đạo nghiêm túc triển khai thực hiện. Trong quá trình triển khai nếu có vướng mắc đề nghị báo cáo cho Trưởng ban chỉ đạo để xem xét giải quyết./.

 
Nơi nhận:
- PGD&ĐT, Phòng YT huyện T.Oai (để b/c);
- Các thành viên trong BCĐ (để t/h);
- Lưu VP ./.
T/M BAN CHỈ ĐẠO
Trưởng ban



Nhữ Thị Thủy
 


















 
 
 
 
 
UBND HUYỆN THANH OAI
TRƯỜNG MN MỸ HƯNG
Số: 74/KH-MNMH
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
                 Mỹ Hưng, ngày 08 tháng 8 năm 2022

KẾ HOẠCH
Tổ chức chiến dịch tổng vệ sinh môi trường, khử khuẩn chủ động phòng tránh dịch Covid-19, sốt xuất huyết, cúm mùa tay chân miệng, thủy đậu
Năm học 2022 - 2023

Thực hiện công văn chỉ đạo của Trung tâm Y tế và Phòng giáo dục Huyện Thanh Oai tổ chức chiến dịch tổng vệ sinh môi trường khử khuẩn chủ động phòng, chống dịch Covid-19, sốt xuất huyết, cúm mùa, dịch tay-chân-miệng, thủy đậu năm học 2022 - 2023;
Căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương và nhà trường, trường mầm non Mỹ Hưng xây dựng kế hoạch tổ chức chiến dịch tổng vệ sinh môi trường khử khuẩn chủ động phòng chống dịch Covid-19, sốt xuất huyết, cúm mùa, dịch tay-chân-miệng, thủy đậu năm học 2022 - 2023 như sau:
I. MỤC TIÊU:
- 100% các khu, lớp của trường mầm non Mỹ Hưng được tổng vệ sinh môi trường và khử khuẩn phòng chống dịch bệnh nói chung và dịch dịch Covid-19, sốt xuất huyết, cúm mùa, dịch tay-chân-miệng, thủy đậu nói riêng vào 4 đợt trong năm học 2022 - 2023.
- Nâng cao kiến thức thực hành của cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh và người chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi.
II. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM TRIỂN KHAI:
 
  1. Thời gian:
- Tổ chức 4 đợt cao điểm làm vệ sinh môi trường, khử khuẩn phòng tránh dịch Covid-19, sốt xuất huyết, cúm mùa, tay-chân-miệng, thủy đậu ngay từ đầu năm, sau đó duy trì công tác này thường xuyên vào chiều thứ 6 hàng tuần cụ thể như sau:
+ Đợt 1: Triển khai đồng loạt tất cả các khu và lớp học thực hiện vào ngày 01/9/2022.
+ Đợt 2: Từ ngày 28/11/2022 đến ngày 02/12/2022.
+ Đợt 3: Từ ngày 30/01/2023 đến ngày 03/02/2023.
+ Đợt 3: Từ ngày 01/5/2023 đến ngày 05/5/2023.
(Lịch cụ thể do nhà trường thống nhất với Trạm y tế xã Mỹ Hưng, sau đó báo cáo Trung tâm Y tế và Phòng giáo dục & đào tạo).
 
  1. Địa bàn triển khai:
Tại 100% các khu và các lớp học của trường mầm non Mỹ Hưng.
III. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Công tác quản lý, chỉ đạo:
- Ban giám hiệu nhà trường chủ động phối hợp với trạm y tế xã Mỹ Hưng, tham mưu với UBND xã Mỹ Hưng XD Kế hoạch triển khai các đợt cao điểm thực hiện vệ sinh môi trường khử khuẩn chủ động phòng chống dịch Covid-19, sốt xuất huyết, cúm mùa, dịch tay-chân-miệng, thủy đậu năm học 2022 - 2023.
- Phối hợp tổ chức hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật làm vệ sinh khử khuẩn cho CB,GV,NV trong nhà trường và các nội dung khác về phòng chống dịch Covid-19, sốt xuất huyết, cúm mùa, dịch tay-chân-miệng, thủy đậu.
- Phân công cán bộ Y tế kiểm tra giám sát việc thực hiện các đợt cao điểm về vệ sinh môi trường khử khuẩn chủ động phòng dịch Covid-19, sốt xuất huyết, cúm mùa, dịch tay-chân-miệng, thủy đậu trong năm học 2022 - 2023.
 
  1. Công tác tuyên truyền:
- Tổ chức tuyên truyền rộng rãi bằng nhiều hình thức khác nhau trên các phương tiện thông tin sẵn có tại địa phương.
- Tuyên truyền tới toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh và người chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi về dịch Covid-19, sốt xuất huyết, cúm mùa, dịch tay-chân-miệng, thủy đậu và các biện pháp phòng tránh.
- Nội dung tuyên truyền cần làm rõ các nội dung sau:
+ Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Tay - chân - miệng, thủy đậu cao nhất là ở trẻ dưới 5 tuổi, dịch Covid-19, sốt xuất huyết, cúm mùa, nguy cơ mắc ở tất cả các độ tuổi.
+ Bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa, hô hấp và chưa có vác xin phòng bệnh đặc hiệu, nên phải tự giác thực hiện các biện pháp vệ sinh trong ăn uống, VSCN, vệ sinh nơi sinh hoạt là các biện pháp vệ sinh rất cần thiết.
+ Tuyên truyền các triệu chứng chính của người nhiễm bệnh Covid-19, cúm mùa là sốt, ho, khó thở, mệt mỏi, của bệnh sốt xuất huyết sốt cao, phát ban khắp người, khó thở; bệnh tay-chân-miệng, các dấu hiệu chuyển bệnh nặng như: Sốt, loét miệng, phỏng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, vùng mông, đầu gối. Đặc biệt các dấu hiệu thần kinh hoặc tim mạch như: Sốt cao, giật mình, lừ đừ, run chi, bứt rứt khó ngủ, nôn nhiều, rung giật cơ, đi loạng choạng, da nổi vân tím, vã mồ hôi, tay chân lạnh để người chăm sóc trẻ, giáo viên có thể kịp thời phát hiện sớm bệnh, khai báo y tế nơi gần nhất và đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế kịp thời.
+ Phổ biến dịch Covid-19, sốt xuất huyết, cúm mùa, dịch tay-chân-miệng, thủy đậu và các biện pháp phòng tránh.
+ Tuyên truyền biện pháp thực hiện 3 sạch: Ở sạch, bàn tay sạch và chơi đồ chơi sạch.
3. Tổ chức chiến dịch vệ sinh môi trường, khử khuẩn tại các khu - lớp:
3.1. Các khu vực cần vệ sinh - khử khuẩn bao gồm:
- Lớp học, cầu thang, hành lang (gồm nền nhà, bàn ghế, tay vịn cầu thang, tay nắm cửa ra vào lớp ...)
- Dụng cụ đồ dùng đồ chơi trẻ em.
- Đồ dùng cá nhân (khăn mặt, bàn chải, bát đũa, cốc uống nước.......)
- Khu vực nhà ăn.
- Công trình vệ sinh và các khu vực đựng đồ, đồ dùng khác có liên quan đến sinh soạt hàng ngày của trẻ ở trường.
3.2. Kỹ thuật vệ sinh, khử khuẩn:
- Bước 1 - Vệ sinh: loại bỏ đất rác, bụi bẩn…. bám trên bề mặt bằng quét dọn lau, sau đó thu gom vận chuyển đến nơi quy định để xử lý.
- Bước 2 - Làm sạch: Sử dụng nước sạch có thể pha với chất tẩy rửa thông thường, hoặc lấy khăn ướt lau để loại bỏ chất hữu cơ bám trên bề mặt sàn nhà, tay vịn, cầu thang, bàn ghế, đồ chơi, đồ dùng và các vật dụng dùng chung  và riêng khác ... trong khu vực trường và lớp học của trẻ.
- Bước 3 - Khử khuẩn:
+ Đối với các điểm đang có dịch hoặc ổ dịch cũ của các dịch Covid-19, sốt xuất huyết, cúm mùa, dịch tay-chân-miệng, thủy đậu hoặc các bệnh dịch khác như: Sốt phát ban nghi sởi, quai bị…Sử dụng và phát CloraminB để khử khuẩn với nồng độ 0.5% hoạt tính với tất cả các khu vực trong nhà trường bằng cách phun hoặc lau và ngâm theo hướng dẫn của Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội.
* Cách pha chất khử khuẩn đồ chơi vật dụng:
- Chất khử khuẩn được dung là bột CloraminB
- Cách pha dung dịch cloraminB: Cứ 10 lít nước cho 20g hóa chất CloraminB (25-30% ) sẽ được dung dịch cloraminB 0.5 hoạt tính.
- Cách phun: Dùng bình bơm tay phun dung dịch CloraminB, đảm bảo có nước đọng trên bề mặt 0.5lít /m2.
+ Đối với các điểm không có ổ dịch nhà trường cần chỉ đạo thực hiện khử khuẩn bằng cách dùng các chất tẩy rửa thông thường để lau hoặc ngâm. Các loại đồ dùng như: bát, thìa, cốc, khăn mặt… có thể khử khuẩn bằng cách dùng nhiệt (cho đồ dùng vào hấp sấy, luộc sôi…).
4. Thực hiện rửa tay cho học sinh và đảm bảo VSATTP:
- Đảm bảo có xà phòng rửa tay cho học sinh, hướng dẫn cho học sinh thực hiện 6 bước rửa tay bằng xà phòng theo quy định .
- Đảm bảo công tác vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn trong nhà trường theo đúng quy định của Bộ Y tế, thực hiện ăn chín uống sôi. Đảm bảo an ninh, an toàn và sử dụng nguồn nước sạch theo đúng quy định của bộ y tế.
5. Giám sát và theo dõi chặt chẽ sức khỏe học sinh:
- Hàng ngày yêu cầu các cô giáo cần thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra và đo thân nhiệt và hướng dẫn phụ huynh kiểm tra trẻ trước khi vào lớp, khi chăm sóc trẻ để phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh. Đặc biệt cần lưu ý đến các triệu chứng của dịch Covid-19, sốt xuất huyết, cúm mùa, dịch tay-chân-miệng, thủy đậu để có biện pháp phòng tránh và điều trị.
- Khi phát hiện thấy trẻ có các dấu hiệu của dịch Covid-19, sốt xuất huyết, cúm mùa, dịch tay-chân-miệng, thủy đậu, giáo viên cần chủ động báo cáo Ban giám hiệu, nhân viên y tế để có biện pháp chủ động cách ly, theo dõi và yêu cầu phụ huynh cho con nghỉ học, đồng thời cần gọi điện cho cơ quan  y tế gần nhất để xin tư vấn và đưa con tới các cơ sở y tế để được khám và điều trị ngay theo hướng dẫn của cơ quan y tế. Ngoài ra giáo viên cần báo ngay cho nhân viên Y tế của trường để báo cáo với trạm Y tế xã kịp thời phối hợp giám sát, điều trị tại cộng đồng và hướng dẫn gia đình tiến hành khoanh vùng, xử lý theo quy định để tránh bệnh lây lan ra diện rộng và bùng phát dịch.
6. Công tác hậu cần:
- Thông báo cho toàn thể CB,GV,NV kế hoạch cụ thể về công tác khử trùng và bố trí thời gian tổng vệ sinh môi trường bề mặt các khu, lớp học, sân chơi và toàn bộ đồ dùng đồ chơi của trẻ bằng chất tẩy rửa thông thường.
- Phối hợp với trạm y tế xã hướng dẫn giáo viên, nhân viên phối hợp làm vệ sinh khử khuẩn.
- Chuẩn bị trang thiết bị dụng cụ phòng chống dịch để phục vụ cho công tác khử khuẩn ,vệ sinh trường học
- Tổ chức tuyên truyền dịch Covid-19, sốt xuất huyết, cúm mùa, dịch tay-chân-miệng, thủy đậuvà các biện pháp phòng tránh bằng nhiều hình thức tới phụ huynh và giáo viên, nhân viên trong toàn trường .
Trên đây là kế hoạch tổ chức chiến dịch tổng vệ sinh môi trường khử khuẩn, chủ động phòng chống dịch Covid-19, sốt xuất huyết, cúm mùa, dịch tay-chân-miệng, thủy đậu năm học 2022 - 2023 của trường mầm non Mỹ Hưng. Nhà trường yêu cầu toàn thể CB,GV,NV trong toàn trường nghiêm chỉnh thực hiện kế hoạch đã đề ra nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong công tác phòng và chống dịch./.

 
Nơi nhận:
- Phòng GD&ĐT Thanh Oai (để b/c);
- TTYT Huyện Thanh Oai (để b/c);
- Trường MNMH (để t/h);
- Lưu VP./.
T/M BAN CHỈ ĐẠO
Trưởng ban



Nhữ Thị Thủy


Phụ lục 1.
Hướng dẫn tổng vệ sinh môi trường, khử khuẩn trong trường học
(Kèm theo KH số: 74/KH-YT-MNMH ngày 08/8/2022 trường MN Mỹ Hưng)

 
 
   

1. Các khu vực cần vệ sinh, khử khuẩn:
- Lớp học, cầu thang, hành lang, gồm: nền nhà, bàn ghế, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang v.v);
- Đồ chơi trẻ em;
- Đồ dùng cá nhân (khăn mặt, bàn chải, bát đũa, thìa, cốc chén v.v);
- Khu vực nhà ăn;
- Khu vực ngoại cảnh, sân chơi, khu phụ cận;
- Công trình vệ sinh và các khu vực, đồ dùng khác liên quan.
2. Vệ sinh, khử khuẩn phòng chống bệnh tại các nhà trẻ, mẫu giáo khi chưa có dịch:
2.1. Đối với khu vực các lớp học gồm bề mặt lớp học, hành lang, cầu thang:
- Vệ sinh hàng tuần bằng quét dọn, lau bằng nước sạch nhằm loại bỏ đất, bụi, chất hữu cơ. Sau đó lau bề mặt nền nhà, bàn ghế, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang v.v bằng chất tẩy rửa thông thường hoặc bằng dung dịch Clo 0,5% hoạt tính ít nhất 30 phút. Lau lại bằng nước sạch.
- Kỹ thuật lau: Dùng cây lau hoặc khăn (giẻ…) nhúng với dung dịch tẩy rửa thông thường hoặc dung dịch Clo 0,5% hoạt tính lau giật lùi từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài. Không tiến hành khử trùng khi học sinh còn đang học. Trường hợp đặc biệt phải cho học sinh ra ngoài mới tiến hành lau khử trùng.
2.2. Đối với đồ chơi trẻ em:
- Đồ chơi thông thường: Hàng tuần phải tiến hành rửa bằng nước sạch, sau đó rửa bằng chất tẩy rửa thông thường hoặc dung dịch Clo 0,5% hoạt tính để ít nhất 30 phút. Rửa lại bằng nước sạch và để khô.
- Đối với đồ chơi điện tử: Cần tiến hành lau sạch bằng nước sạch, sau đó lau bằng chất tẩy rửa thông thường hoặc dung dịch Clo 0,5% hoạt tính để ít nhất 30 phút. lau lại bằng nước sạch và để khô.
2.3. Đồ dùng ăn uống, vệ sinh (bát đũa, thìa, cốc chén v.v):
Hàng ngày tiến hành ngâm, rửa bằng chất tẩy rửa thông thường vào cuối buổi học hoặc sau khi sử dụng (tùy theo loại dụng cụ). Khử khuẩn bằng dung dịch 0,5% hoạt tính, để ít nhất 30 phút (khi có chỉ định của y tế). Rửa lại bằng nước sạch và để khô.
2.4. Khu vực nhà ăn:
Bàn ăn và dụng cụ chế biến: Hàng ngày và khi bị bẩn tiến hành lau bằng nước sạch. Sau đó lau bằng chất tẩy rửa thông thường hoặc dung dịch Clo 0,5% hoạt tính, để ít nhất 30 phút. Lau lại bằng nước sạch.
2.5. Đối với công trình vệ sinh (sàn, mặt bồn cầu, bồn rửa tay, vật dụng khác trong nhà vệ sinh v.v):
Hàng tuần tiến hành làm sạch bằng nước sạch, sau đó lau bằng chất tẩy rửa thông thường hoặc dung dịch Clo 0,5% hoạt tính, để ít nhất 30 phút. Lau lại bằng nước sạch.
2.6. Đối với dụng cụ dùng để vệ sinh (giẻ lau, bàn chải, cây lau nhà v.v):
Hàng tuần tiến hành làm sạch bằng nước sạch, vắt khô. Sau đó nhúng vào chất tẩy rửa thông thường hoặc dung dịch Clo 0,5% hoạt tính ít nhất 30 phút. Làm sạch lại bằng nước sạch, vắt khô.
Chú ý: Hàng ngày, chế độ vệ sinh, quét dọn, làm sạch lớp học, đồ dùng vẫn tiến hành như bình thường
3. Vệ sinh, khử trùng phòng chống dịch tại nhà trường khi có ổ dịch, ca bệnh:
Tùy vào tình hình dịch, cán bộ y tế quyết định diện xử lý cho phù hợp.
3.1. Đối với khu vực các lớp học gồm bề mặt lớp học, hành lang, cầu thang:
- Vệ sinh hàng ngày bằng quét dọn, lau bằng nước sạch nhằm loại bỏ đất, bụi, chất hữu cơ. Sau đó lau bề mặt nền nhà, bàn ghế, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang v.v bằng chất tẩy rửa thông thường hoặc bằng dung dịch CloraminB 0,5% hoạt tính ít nhất 30 phút. Lau lại bằng nước sạch.
- Kỹ thuật lau: Dùng cây lau hoặc khăn (giẻ…) nhúng với dung dịch tẩy rửa thông thường hoặc dung dịch CloraminB 0,5% hoạt tính lau giật lùi từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài. Không tiến hành khử trùng khi học sinh còn đang học. Trường hợp đặc biệt phải cho học sinh ra ngoài mới tiến hành lau khử trùng.
3.2. Đối với đồ chơi trẻ em:
- Đồ chơi thông thường: Hàng ngày sau khi trẻ sử dụng đồ chơi phải tiến hành rửa bằng nước sạch, sau đó rửa bằng chất tẩy rửa thông thường hoặc dung dịch CloraminB 0,5% hoạt tính để ít nhất 30 phút, rửa lại bằng nước sạch để khô.
- Đối với đồ chơi điện tử: Cần tiến hành lau sạch bằng nước sạch, sau đó lau bằng chất tẩy rửa thông thường hoặc dung dịch CloraminB 0,5% hoạt tính để ít nhất 30 phút, lau lại bằng nước sạch và để khô.
3.3. Đồ dùng ăn uống, vệ sinh như bát đũa, thìa, cốc chén v.v:
Hàng ngày tiến hành ngâm, rửa bằng chất tẩy rửa thông thường vào cuối buổi học hoặc sau khi sử dụng (tùy theo loại dụng cụ). Khử khuẩn bằng dung dịch 0,5% hoạt tính, để ít nhất 30 phút (khi có chỉ định của y tế). Rửa lại bằng nước sạch và để khô.
3.4. Khu vực nhà ăn:
Bàn ăn và dụng cụ chế biến: Hàng ngày và khi bị bẩn tiến hành lau bằng nước sạch. Sau đó lau bằng chất tẩy rửa thông thường hoặc dung dịch CloraminB 0,5% hoạt tính ít nhất 30 phút. Lau lại bằng nước sạch.
3.5. Đối với công trình vệ sinh (sàn, mặt bồn cầu, bồn rửa tay, vật dụng khác trong nhà vệ sinh v.v):
Hàng ngày tiến hành làm sạch bằng nước sạch, sau đó lau bằng chất tẩy rửa thông thường hoặc dung dịch CloraminB 0,5% hoạt tính, để ít nhất 30 phút. Lau lại bằng nước sạch.
3.6. Đối với dụng cụ dùng để khử trùng (giẻ lau, bàn chải, cây lau nhà):
Hàng ngày tiến hành làm sạch bằng nước sạch, vắt khô. Sau đó nhúng vào chất tẩy rửa thông thường hoặc dung dịch CloraminB 0,5% hoạt tính ít nhất 30 phút. Làm sạch lại bằng nước sạch, vắt khô.































Phụ lục 2.
Quy trình khử khuẩn các vật dụng, khu vực trong trường học
(Kèm theo KH số:74/KH-YT-MNMH ngày 08/8/2022 trường MN Mỹ Hưng)
 
TT Các vật dụng, khu vực Bước 1 Bước 2 Bước 3 Bước 4
1 Bề mặt lớp học, sàn nhà, hành lang, cầu thang v.v Quét dọn, lau bằng nước sạch Lau nền bằng nước tẩy rửa thông thường hoặc dung dịch CloraminB 0,5% hoạt tính, để ít nhất 30 phút. Lau lại bằng nước sạch Để khô à sử dụng
2 Học cụ, đồ chơi thông thường Rửa bằng nước sạch Làm sạch bằng nước tẩy rửa thông thường hoặc nhúng vào dung dịch CloraminB 0,5% hoạt tính, để ít nhất 30 phút. Rửa lại bằng nước sạch Để khô à sử dụng
3 Học cụ, đồ chơi điện tử Lau bằng nước sạch Lau bằng nước tẩy rửa thông thường hoặc dung dịch CloraminB 0,5% hoạt tính, để ít nhất 30 phút. Lau lại bằng nước sạch Để khô à sử dụng
4 Đồ dùng ăn uống, vệ sinh: Đũa, bát, đĩa, cốc, chén, khăn mặt v.v Rửa/ ngâm bằng nước tẩy rửa thông thường, để ít nhất 30 phút Nhúng dung dịch CloraminB 0,5% hoạt tính, để ít nhất 30 phút (khi có chỉ định của y tế). Rửa/giặt lại bằng nước sạch Để khô à sử dụng
5 Khu vực nhà ăn: Bề mặt bếp ăn, bàn ăn, dụng cụ chế biến Lau bằng nước sạch Lau bằng nước tẩy rửa thông thường hoặc dung dịch  CloraminB 0,5% hoạt tính, để ít nhất 30 phút. Lau lại bằng nước sạch Để khô à sử dụng
6 Công trình vệ sinh: sàn, mặt bồn cầu, bồn rửa tay, nắm cửa, các vật dụng khác trong nhà VS Làm sạch bằng nước sạch Lau sạch bằng nước tẩy rửa thông thường/ lau dung dịch CloraminB 0,5% hoạt tính, để ít nhất 30 phút. Làm sạch lại bằng nước sạch à sử dụng
7 Dụng cụ khử trùng (giẻ lau, bàn chải, cây lau nhà v.v) Làm sạch bằng nước sạch, vắt khô Nhúng vào nước tẩy rửa thông thường hoặc dung dịch CloraminB 0,5% hoạt tính, để ít nhất 30 phút. Làm sạch lại bằng nước sạch Vắt khô àsử dụng



































Phụ lục 3.
Tần suất vệ sinh, khử khuẩn các vật dụng, khu vực trong trường học
(Kèm theo KH số:132/KH-YT-MNMH ngày 23/8/2021trường MN Mỹ Hưng)
 
TT Các vật dụng, khu vực Khi chưa có dịch Khi có dịch
Bị bẩn Hàng ngày Hàng tuần Bị bẩn Hàng ngày Hàng tuần
1 Bề mặt lớp học, sàn nhà, tay nắm cửa x   x x x  
2 Hành lang, cầu thang x   x x x  
3 Học cụ, đồ chơi thông thường x   x x x  
4 Học cụ, đồ chơi điện tử x   x x x  
5 Đồ dùng ăn uống, vệ sinh: Đũa, bát, đĩa, cốc, chén, khăn mặt… x x   x x  
6 Khu vực nhà ăn: Bề mặt bếp ăn, bàn ăn, dụng cụ chế biến x x   x x  
7 Công trình vệ sinh: Sàn nhà, mặt bồn cầu, bồn rửa tay, tay nắm cửa, các vật dụng khác trong nhà vệ sinh v.v x   x x x  
8 Dụng cụ khử trùng (giẻ lau, bàn chải, cây lau nhà v.v) x   x x x  












Phụ lục 4.
Hướng dẫn sử dụng Cloramin B
(Kèm theo KH số:132/KH-YT-MNMH ngày 23/8/2021 trường MN Mỹ Hưng)
1. Đặc điểm chung:
CloraminB (Cl) là một trong những halogen được sử dụng rộng rãi để khử trùng do có hoạt tính diệt trùng cao nhờ phản ứng ôxy hóa khử. Khi hòa tan trong nước, các hóa chất này sẽ giải phóng ra một lượng clo hoạt tính có tác dụng diệt trùng. Các hoá chất có chứa clo thường sử dụng bao gồm Cloramin B hàm lượng 25% clo hoạt tính
2. Nồng độ Clo hoạt tính:
- Trong công tác phòng chống dịch, các dung dịch pha từ các hóa chất chứa clo với nồng độ 0,5% và 1,25% clo hoạt tính thường được sử dụng tùy theo mục đích và cách thức của việc khử trùng. Vì các hóa chất khác nhau có hàm lượng clo hoạt tính khác nhau, cho nên phải tính toán đủ khối lượng hóa chất cần thiết để đạt được dung dịch có nồng độ clo hoạt tính muốn sử dụng.
- Lượng hóa chất chứa clo cần để pha số lít dung dịch với nồng độ clo hoạt tính theo yêu cầu được tính theo công thức sau:
 
Lượng hóa chất (gam) Nồng độ clo hoạt tính của dung dịch
cần pha (%) x số lít
=
Hàm lượng clo hoạt tính của hóa chất
sử dụng (%)*
x 1000
Ví dụ: Để pha 10 lít dung dịch có nồng độ clo hoạt tính 0,5% từ bột cloramin B 25% clo hoạt tính, cần: (0,5 x 10 / 25) x 1000 = 200 gam.
- Để pha 10 lít dung dịch có nồng độ clo hoạt tính 0,5% từ bột canxi hypocloride 70% clo hoạt tính, cần: (0,5 x 10 / 70 ) x 1000 = 72 gam.
Bảng lượng hóa chất chứa cloraminB để pha 10 lít dung dịch với các nồng độ
cloraminB hoạt tính thường sử dụng trong công tác phòng chống dịch
 
TT Tên hóa chất
(hàm lượng clo hoạt tính)
Lượng hóa chất cần để pha 10 lít dung dịch có nồng độ clo hoạt tính Ghi chú
0,25% 0,5% 1,25% 2,5%
1 Cloramin B 25% 100g 200g 500g 1000g  
2 Canxi HypoCloride (70%) 36g 72g 180g 360g  
3 Bột Natri
dichloroisocianurate (60%)
42g 84g 210g 420g  
Phụ lục 5.
Hướng dẫn rửa tay với xà phòng
(Kèm theo KH số:132/KH-YT-MNMH ngày 23/8/2021 trường MN Mỹ Hưng

 
 
   

CÁC THỜI ĐIỂM CẦN PHẢI RỬA TAY
- Rửa tay trước khi chuẩn bị thức ăn.
- Rửa tay trước khi ăn.
- Rửa tay sau khi đi vệ sinh.
- Rửa tay sau khi làm vệ sinh cho trẻ.
6 BƯỚC RA TAY VI XÀ PHÒNG
Bước 1: Làm ướt 2 bàn tay bng nước sch - thoa xà phòng vào lòng bàn tay - chà xát 2 lòng bàn tay vào nhau.
Bước 2: Dùng ngón tay và lòng bàn tay này cun và xoáy ln lượt tng ngón ca bàn tay kia và ngược li.
Bước 3: Dùng lòng bàn tay này, chà xát chéo lên mu bàn tay kia và ngược li.
Bước 4: Dùng đầu ngón tay ca bàn tay này miết vào k gia các ngón tay ca bàn tay kia và ngược li.
Bước 5: Chm 5 đầu ngón tay ca bàn tay này c vào lòng bàn tay kia bng cách xoáy đi xoáy li.
Bước 6: X cho tay sch hết xà phòng dưới ngun nước sch lau kho tay bng khăn hoc giy sch.
Lưu ý: - Thi gian mi ln ra tay ti thiu là 1 phút.
       - Các bước 2,3,4,5 làm đi làm li ti thiu 5 ln.

 

Tác giả: Nhữ Thị Thuỷ

Nguồn tin: Công tác y tế học đường:

Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://nukeviet.vn là vi phạm bản quyền

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây